Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa

Số hiệu: 98/2010/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/09/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 98/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; việc quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức và hoạt động của bảo tàng; việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 2. Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể

1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

a) Tiếng nói, chữ viết;

b) Ngữ văn dân gian;

c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;

d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

đ) Lễ hội truyền thống;

e) Nghề thủ công truyền thống;

d) Tri thức dân gian.

2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

a) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);

b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.

2. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

3. Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:

a) Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

b) Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;

c) Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.

4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa

1. Những hành vi làm sai lệch di tích:

a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;

b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:

a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;

b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

Chương 2.

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Điều 5. Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.

2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.

3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.

4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Điều 6. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

1. Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

a) Là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

b) Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;

c) Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới;

d) Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học;

đ) Đáp ứng tiêu chí lựa chọn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu:

a) Căn cứ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có di sản văn hóa phi vật thể có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO.

Trong trường hợp xét thấy di sản văn hóa phi vật thể đó chưa đủ điều kiện trình UNESCO, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;

b) Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có ý kiến về hồ sơ. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ;

d) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoàn thiện các thủ tục để gửi hồ sơ tới UNESCO theo quy định.

3. Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của UNESCO;

c) Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;

d) Văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể về quyết định của UNESCO đối với di sản văn hóa phi vật thể đó.

Điều 7. Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu

Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:

1. Điều tra, phân loại các nghề thủ công truyền thống trong phạm vi cả nước; hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền;

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống;

3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thủ công truyền thống;

4. Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ở thị trường trong nước và nước ngoài bằng nhiều hình thức;

5. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu;

6. Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 8. Thẩm quyền và thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

2. Thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể được quy định như sau:

a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin nghiên cứu, sưu tầm phải gửi đơn xin phép kèm theo đề án nói rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì đơn xin phép phải được gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét cấp phép; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 9. Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và quy trình, thủ tục lập, gửi hồ sơ để xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

Điều 10. Chính sách đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

1. Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được hưởng các chính sách đãi ngộ sau đây:

a) Được hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về không gian, mặt bằng để tổ chức các hoạt động truyền dạy, sáng tạo, trình diễn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm;

b) Được giảm hoặc miễn thuế đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về thuế;

c) Được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng và ưu đãi khác nếu có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan ban hành chính sách quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 3.

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

Điều 11. Phân loại di tích

Căn cứ vào tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa Điều 28 Luật di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau:

1. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật;

3. Di tích khảo cổ;

4. Danh lam thắng cảnh.

Điều 12. Kiểm kê di tích

1. Việc kiểm kê di tích được tổ chức thực hiện theo tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa khoản 2 Điều 28 Luật di sản văn hóa.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm kê di tích, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê di tích.

Điều 13. Lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích

1. Căn cứ quy định xếp hạng di tích tại các khoản 10, 11 và 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền.

2. Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích bao gồm:

a) Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích;

b) Lý lịch di tích;

c) Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;

d) Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;

đ) Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;

e) Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;

g) Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích;

h) Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

i) Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết nội dung Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích.

Điều 14. Nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích

1. Việc xác định khu vực bảo vệ I của di tích quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó;

b) Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm khu vực đã phát hiện các di tích, di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó;

c) Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình kiến trúc, sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích đó;

d) Đối với danh lam thắng cảnh thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải đảm bảo cho việc giữ gìn sự toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù, các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất hoặc các công trình kiến trúc liên quan đến danh lam thắng cảnh đó.

Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm.

2. Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Việc xác định di tích không có khu vực bảo vệ II được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di dời.

3. Việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Phân định rõ ranh giới các khu vực bảo vệ di tích với khu vực tiếp giáp trên thực địa theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ xếp hạng di tích;

b) Cột mốc phải được làm bằng chất liệu bền vững và đặt ở vị trí dễ nhận biết;

c) Hình dáng, màu sắc, kích thước cột mốc phải phù hợp với môi trường, cảnh quan của di tích và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc giới.

Điều 15. Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích

Khi thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ của di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh, của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Điều 16. Các tổ chức được thăm dò, khai quật khảo cổ

1. Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước.

2. Trường đại học có bộ môn khảo cổ học.

3. Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ.

4. Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở trung ương

Điều 17. Quy hoạch khảo cổ

1. Đối tượng được đưa vào quy hoạch khảo cổ ở địa phương là các địa điểm khảo cổ trong lòng đất và dưới nước, là nơi đã phát hiện di tích, di vật hoặc có dấu hiệu là nơi lưu giữ di tích, di vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

2. Quy hoạch khảo cổ phải thể hiện được các nội dung sau:

a) Vị trí và tên gọi địa điểm khảo cổ;

b) Thông tin khoa học về các di tích, di vật được phát hiện tại địa điểm khảo cổ và căn cứ khoa học và dấu hiệu của sự tồn tại di tích, di vật tại địa điểm khảo cổ;

c) Ranh giới, diện tích địa điểm khảo cổ;

d) Kế hoạch thăm dò, khai quật địa điểm khảo cổ;

đ) Phương án bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ;

e) Nguồn lực thực hiện quy hoạch.

3. Hồ sơ quy hoạch khảo cổ và trình tự, thủ tục lập, công bố quy hoạch khảo cổ thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

4. Căn cứ kết quả nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên rà soát, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch khảo cổ.

Việc điều chỉnh quy hoạch khảo cổ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chương 4.

QUẢN LÝ DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 18. Tiếp nhận, quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do thăm dò, khai quật hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp

1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 6 Luật di sản văn hóa, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

3. Tổ chức, cá nhân giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được khen thưởng và được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

Điểm 19. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và hằng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở địa phương mình.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tiếp nhận thông báo việc chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đó và kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 20. Đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản

1. Đối với di vật, cổ vật:

a) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc bảo tàng;

b) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

c) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở đơn xin phép của chủ sở hữu di vật, cổ vật đó.

2. Đối với bảo vật quốc gia:

a) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân do Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Việc bảo hiểm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản do các bên thỏa thuận theo tập quán quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

4. Việc vận chuyển, tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái xuất di vật, cổ vật phải tuân thủ những quy định của pháp luật về hải quan và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài

1. Việc mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

3. Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài:

a) Có đơn xin phép gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Có giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;

c) Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài.

Điều 22. Khiếu nại, tố cáo về di vật, cổ vật khi đang làm thủ tục mang ra nước ngoài

Di vật, cổ vật đang trong quá trình xin phép mang ra nước ngoài mà có khiếu nại, tố cáo tổ chức, cá nhân mang di vật, cổ vật ra nước ngoài không phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc di vật, cổ vật đang có tranh chấp thì việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải tạm dừng để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, nếu không có căn cứ xác định việc sở hữu di vật, cổ vật là bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp thì di vật, cổ vật được phép mang ra nước ngoài sau khi hoàn thành thủ tục xin phép.

Điều 23. Thẩm quyền cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật; bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân.

Căn cứ vào mục đích của việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, người có thẩm quyền cấp phép quyết định số lượng bản sao được làm.

Điều 24. Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.

3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.

4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.

Điều 25. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

c) Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

d) Có đủ phương tiện trưng bày, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

2. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;

b) Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này cấp;

c) Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;

d) Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

Điều 26. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

a) Có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

b) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

a) Chủ cửa hàng phải gửi hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

Đơn xin cấp chứng chỉ;

Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Điều 27. Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Tổ chức, cá nhân bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương về danh mục bán đấu giá và phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Chương 5.

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG

Điều 28. Thẩm quyền xác nhận điều kiện thành lập và hoạt động bảo tàng

1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh và điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xác nhận điều kiện thành lập và được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng.

Điều 29. Xếp hạng bảo tàng Việt Nam

Bảo tàng Việt Nam được xếp hạng như sau:

1. Bảo tàng hạng I;

2. Bảo tàng hạng II;

3. Bảo tàng hạng III.

Điều 30. Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng

1. Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 5 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ, bảo quản phòng ngừa và có thực hành bảo quản trị liệu;

c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 3 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a điểm b, điểm c khoản 1 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

đ) 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

2. Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa;

c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

đ) Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

3. Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 1 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

b) 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ;

c) Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 1 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

d) Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

đ) Từ đủ 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

Điều 31. Thẩm quyền, thủ tục và hồ sơ xếp hạng bảo tàng

1. Thẩm quyền xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng bảo tàng hạng I đối với bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng ngoài công lập trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu bảo tàng và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Thủ tục xếp hạng bảo tàng được quy định như sau:

a) Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng I

Đối với bảo tàng hạng I, người đứng đầu bảo tàng, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị, hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thẩm định và quyết định việc xếp hạng bảo tàng.

b) Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng II và hạng III

Đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

Đối với bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng. Đối với bảo tàng cấp tỉnh và bảo tàng ngoài công lập, người đứng đầu bảo tàng phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định việc xếp hạng bảo tàng.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, thỏa thuận.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ra quyết định xếp hạng bảo tàng.

3. Hồ sơ xếp hạng bảo tàng gồm:

a) Văn bản đề nghị xếp hạng bảo tàng của người đứng đầu bảo tàng;

b) Văn bản đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Báo cáo hiện trạng bảo tàng theo tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng quy định tại Điều 30 Nghị định này và các tài liệu có liên quan.

Điều 32. Gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Chủ sở hữu tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ và phát huy giá trị trong các trường hợp sau:

a) Tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu có nguy cơ bị mất hoặc bị hủy hoại do thiên tai, địch họa;

b) Không có kho bảo quản, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp;

c) Không có đủ kiến thức chuyên môn về kỹ thuật bảo quản;

d) Không có điều kiện và khả năng tổ chức giới thiệu, trưng bày phục vụ công chúng;

đ) Đồng thuận để bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phát huy giá trị.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận việc gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

a) Bảo tàng công lập;

b) Ngân hàng nhà nước hoặc kho bạc nhà nước trong trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia làm bằng vàng, bạc, đá quý, kim cương hoặc là tiền cổ;

c) Cơ quan nghiên cứu chuyên ngành có đủ điều kiện bảo vệ đối với tư liệu di sản văn hóa phi vật thể.

3. Bảo tàng công lập hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trách nhiệm giữ bí mật về tên và địa chỉ chủ sở hữu gửi trong trường hợp chủ sở hữu có yêu cầu.

4. Việc gửi và nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện dưới hình thức hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể hồ sơ và thủ tục gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Chương 6.

KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN PHÁT HIỆN VÀ GIAO NỘP DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 33. Khen thưởng tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Hình thức khen thưởng

Tổ chức, cá nhân phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà kịp thời thông báo và tự nguyện giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch thì tùy theo giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được xét tặng, truy tặng Giấy khen, Bằng khen, Huy chương hoặc các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Mức tiền thưởng

Mức tiền thưởng đối với tổ chức, cá nhân có công phát hiện hoặc tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.

Điều 34. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục quyết định việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1. Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có bảo tàng công lập được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp thành lập Hội đồng định giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để xác định giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

2. Kinh phí chi trả cho việc bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu khác theo quyết định của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có bảo tàng công lập được tiếp nhận, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó.

Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Đại diện của bảo tàng nhà nước được tiếp nhận, lưu giữ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trách nhiệm trao khoản tiền thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp theo quyết định của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thành lập Hội đồng định giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và thủ tục chi trả cho việc bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện và tự nguyện giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 11 năm 2010.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa.

Điều 36. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX. (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 98/2010/ND-CP

Hanoi, September 21, 2010

 

DECREE

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON CULTURAL HERITAGE AND THE LAW AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON CULTURAL HERITAGE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 3, 2008 Law on Promulgation of Legal Documents;
Pursuant to the June 29, 2001 Law on Cultural Heritage, and the June 18, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Emulation and Commendation;
At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Intangible cultural heritage and tangible cultural heritage

1. Intangible cultural heritage includes;

a/ Speech, script;

b/ Folk philology;

c/ Folk performing arts;

d/ Social customs and beliefs;

e/ Traditional festivals;

f/ Traditional craft;

g/ Folk knowledge.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Historical-cultural relics and beauty spots (below referred to as relics);

b/ Vestiges, antiques and national precious objects.

Article 3. State policies for the protection and promotion of cultural heritage values.

1. To formulate and implement target programs on conservation of typical cultural heritage.

2. To commend organizations and individuals with achievements in the protection and promotion of cultural heritage values; to consider and confer state honorable titles and adopt spiritual and material incentives for craftsperson’s and artists who keep and popularize traditional arts and professional secrets of special value.

3. To study and apply scientific and technological achievements to the following activities:

a/ Archaeological exploration and excavation; conservation, upgrading, embellishment and promotion of the values of relics;

b/ Evaluation, management of collection, preservation of exhibits, adjustment and renovation of contents and forms of display and educational activities of museums;

c/ Collection, conservation and dissemination of the values of intangible cultural heritage; formation of a database bank for intangible cultural heritage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To encourage and create conditions for domestic and foreign organizations and individuals to make spiritual and material contributions to, or directly participate in7 the protection and promotion of cultural heritage values.

6. To expand international cooperation in the protection and promotion of cultural heritage values; to formulate and implement international cooperation projects under law.

Article 4. Violations misrepresenting or destroying cultural heritage

1. Acts of misrepresenting relics:

a/ Changing the original constituents of a relic such as adding to, removing or changing exhibits of a relic, or embellishing or restoring a relic at variance with its original constituents and other acts without permission of state agencies competent in culture, sports and tourism, incorrectly disseminating or introducing the contents and values of a relic;

b/ Changing the environment and landscape of a relic, such as tree felling, rock destruction, digging, illegal construction and other acts adversely affecting a relic.

2. Acts of threatening to destroy or reducing the values of intangible cultural heritage:

a/ Incorrectly disseminating or practicing the contents of intangible cultural heritage;

b/ Groundlessly adding inappropriate new elements to intangible cultural heritage, reducing its value;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The following acts are regarded as illegally digging archaeological sites:

a/ Digging without permission to search for vestiges, antiques or national precious objects in relic protection zones or sites under archaeological planning such as relics of residence, tombs, tool making workshops, citadels and other archaeological sites;

b/ Searching and salvaging without permission underwater vestiges, antiques or national precious objects.

Chapter II

PROTECTION AND PROMOTION OF VALUES OP INTANGIBLE CULTURAL HERITAGE

Article 5. Selection criteria for intangible cultural heritage to be included in the list of national intangible cultural heritage

1. To represent the identity of a community or locality.

2. To reflect cultural diversity and human creativity passed through generations.

3. To be restorable and exist permanently.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Selection criteria and order and procedures for proposing the United Nations Educational. Scientific and Cultural Organization to include typical intangible cultural heritage in the representative list of the intangible cultural heritage of humanity and the list of intangible cultural heritage in need of urgent safeguarding

1. Typical intangible cultural heritage shall be selected according to the following criteria:

a/ It is intangible cultural heritage on the list of national intangible cultural heritage;

b/ It has special historical, cultural or scientific value;

c/ It represents the original identity of traditional culture and provides bases for the creation of new cultural values:

d/ It has nationally and internationally historical, cultural or scientific impacts;

e/ It satisfies the selection criteria of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO).

2, Order and procedures for making nomination dossiers of typical intangible cultural heritage

a/ Based on the list of national intangible cultural heritage and the criteria defined in Clause 1 of this Article, the- chairperson of the People's Committee of a province or centrally run city (below referred to as provincial-level People's Committee) with intangible cultural heritage shall submit a written request to the Minister of Culture. Sports and Tourism, proposing him/her to consider and propose the Prime Minister to permit the compilation of a nomination dossier of typical intangible cultural heritage for submission to UNESCO.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ After being permitted by the Prime Minister, the chairperson of a provincial-level People's Committee shall organize the compilation of a nomination dossier of typical intangible cultural heritage and submit it to the Ministry of Culture. Sports and Tourism;

c/ The Minister of Culture, Sports and Tourism shall coordinate with the Minister of Foreign Affairs and concerned ministries and branches in evaluating and requesting the National Cultural Heritage Council to comment on the dossier. The National Cultural Heritage Council shall evaluate the dossier and make written comments within 30 days after receiving the dossier;

d/ The Minister of Culture. Sports and Tourism shall submit the dossier to the Prime Minister for consideration and decision.

After being permitted, by the Prime Minister, the Minister of Culture, Sports and Tourism shall coordinate with the Minister of Foreign Affairs in completing formalities to submit the dossier to UNESCO under regulations.

3. A nomination dossier of typical intangible cultural heritage submitted to the Prime Minister comprises:

a/ A written request of the community or individual holding the intangible cultural heritage and a written request of the chairperson of the provincial-level People's Committee:

b/ Nomination dossier of typical intangible cultural heritage made under UNESCO regulations;

c/ A written evaluation of the National Cultural Heritage Council:

d/ A written request of the Minister of Culture, Sports and Tourism to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Encouragement of the conservation, restoration and development of traditional crafts of typical value

The State encourages the conservation, restoration and development of traditional crafts by:

1. Surveying and classifying traditional crafts nationwide: assisting the conservation and restoration of traditional crafts of typical value or in danger of decline and loss:

2. Creating favorable conditions for the exploitation and use of traditional materials;

3. Adopting incentives for and assisting the use of traditional handicraft methods and techniques;

4. Enhancing the promotion of traditional handicraft products in domestic and overseas markets in different ways:

5. Promoting and creating favorable conditions for the dissemination of and training in technical and professional skills of traditional crafts of typical value;

6. Adopting tax incentives for the conservation, restoration and development of traditional crafts of typical value under the tax law.

Article 8. Competence and procedures for licensing overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals to study and collect intangible cultural heritage in Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Procedures for licensing the study and collection of intangible cultural heritage are provided as follows:

a/ An overseas Vietnamese or a foreign organization or individual shall submit an application for study or collection enclosed with a plan specifying the objectives, location and duration of. and Vietnamese partners participating in, the study or collection of intangible cultural heritage to the director of a provincial-level Culture. Sports and Tourism Department- When such study or collection is to be conducted in two or more provinces and/or centrally run cities, the application shall be submitted to the Minister of Culture, Sports and Tourism;

b/ Within 30 days after receiving an application, the Minister of Culture, Sports and Tourism or the director of a provincial-level Culture, Sports and Tourism Department shall consider and grant a license. In case of refusal, he/she shall issue a written reply clearly stating the reason.

Article 9. Titles of People's Craftspersons and Eminent Craftsperson

1. Criteria for considering and conferring the titles of People's Craftsperson and Eminent Craftsperson comply with Article 3 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage.

2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, detailing Clause 1 of this Article and providing the order, procedures and dossiers for considering and conferring the titles of People's Craftsperson and Eminent Craftsperson.

Article 10. Preferential policies for People's Craftspersons and Eminent Craftspersons

1. People's Craftspersons and Eminent Craftspersons are entitled to the following preferential policies:

a/ To receive financial support and favorable conditions in space and ground for training, creation, presentation, display and introduction of products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To receive monthly allowances and other incentives, if having low incomes or meeting with difficulties.

2. The Ministry of Culture. Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and concerned ministries and branches in. promulgating the policies specified in Clause 1 of this Article.

Chapter III

PROTECTION AND PROMOTION OF VALUES OF RELICS

Article 11. Classification of relics

Based on the criteria defined in Clause 9, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage, and Article 28 of the Law on Cultural Heritage, relics are classified as follows:

1. Historical relics (relics in commemoration of events or national celebrities);

2. Art architectural relics;

3. Archaeological relics;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Inventory of relics

1. Relics shall be inventoried according to the criteria defined in Clause 9, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage, and Clause 2. Article 28 of the Law on Cultural Heritage.

2. Chairpersons of provincial-level People's Committees shall direct directors of provincial-level Culture, Spoils and Tourism Departments in making relic inventories and proposing chairpersons of provincial-level People's Committees to approve and announce lists of inventoried relics.

Article 13. Compilation of scientific dossiers for relic ranking

1. Pursuant to the provisions on relic ranking under Clauses 10, 11 and 12, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage, directors of provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments shall compile scientific dossiers for relic ranking and submit them to competent state agencies for ranking relics according to their competence.

2. A scientific dossier for relic ranking comprises:

a/ An application for ranking, made by the relic owner or the organization or individual assigned to manage the relic;

b/ History of the relic;

c/ Map of the relic location and indications of the way to the relic;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Color photos of 9x12 cm size or bigger archaeologically describing the relic and vestiges, antiques and national precious objects of the relic;

f/ List of vestiges, antiques and national precious objects of the relic:

g/ Inscriptions and translations of epitaphs. parallel sentences, panels of the relic inscribed with characters (dai tu) and documents in Chinese, Chinese-transcribed Vietnamese or other languages;

h/ Record and map of relic protection zones certified by and appended with the seals of People's Committees at different levels, the competent state agency in charge of natural resources and environment and the provincial-level Culture. Sports and Tourism Department;

i/ A proposal for relic ranking under Clause 12, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage.

The Minister of Culture. Sports and Tourism shall detail contents of scientific dossiers for relic ranking.

Article 14. Principles for delineating and placing boundary markers for relic protection zones

1. Protection zone 1 of a relic defined in Clause 13, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage shall be delineated according to the following principles:

a/ For a relic being a construction work or a place connected with a historical event or the life and career of a national celebrity, the scope of protection zone I must cover areas accommodating the construction work or the place marking remarkable developments of the historical event or works in commemoration of the national celebrity related to that relic;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ For a relic being a group of art architectural works or a single architectural work, the scope of protection zone I must cover areas accommodating the architectural work(s). grounds, gardens, ponds. lakes and other elements related to that relic:

d/ For a beauty spot, the scope of protection zone I must guarantee the preservation of the integrity of the natural landscape, terrains and geomorphogeny and other geographical elements containing bio-diversity and peculiar eco-system and substantial traces of developments of the earth or architectural works related to that beauty spot.

For a relic comprising different construction works or with a wide distribution area, protection zone I for each construction work or area shall be determined.

2. Protection zone II means the area surrounding or adjacent to protection zone I used to protect the landscape, environment and ecology of a relic, in which construction of works to protect and promote the relic's value is permitted.

A relic will have no protection zone II when it is located in a residential area or adjacent to construction works which cannot be relocated,

3. The placing of boundary markers in relic protection zones must adhere to the following principles:

a/ Relic protection zones must be clearly separated from adjacent areas in the field according to the record and map of relic protection zones included in the relic ranking dossier;

b/ Markers must be made of durable materials and placed in easy-to-notice positions:

c/ The shape, color and size of markers must match the environment and landscape of the relic without affecting the original constituents of the relic.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Competence to appraise projects to upgrade or build works which arc likely adversely affect relics

Appraisal of a project to upgrade or build a work outside protection zones of a relic which ate likely to adversely affect the relic must obtain written evaluations of the director of a provincial -level Culture. Sports and Tourism Department, for a provincial-level relic, or of the Minister of Culture. Sports and Tourism, for a national or special national relic.

Article 16. Institutions eligible for archaeological exploration and excavation

1. State archaeological research agencies.

2. Universities with archaeology discipline.

3. Museums and state relic management units with archaeological research functions.

4. Central associations with archaeological research functions.

Article 17. Archaeological planning

1. Subjects to be included in local archaeological master plans are underground and underwater archaeological sites where relics and vestiges arc discovered or which show signs of accommodating relics and vestiges of historical, cultural or scientific value.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Location and name of the archaeological site:

b/ Scientific information on relics and vestiges found at the archaeological site and scientific grounds for signs of existence of relics and vestiges of the archaeological site;

c/ Boundary and area of the archaeological site:

d/ Plan to explore and excavate the archaeological site;

e/ Plan to protect and promote the values of the archaeological site;

f/ Resources to implement the master plan.

3. Archaeological planning dossiers and order and procedures for formulating and publicizing archaeological master plans comply with regulations on planning and Clause 18. Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage.

4. Based on archaeological research, exploration and excavation results, directors of provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments shall regularly review and propose chairpersons of provincial-level People's Committees to adjust archaeological master plans.

Adjustment of an archaeological master plan by the chairperson of a provincial-level People's Committee is subject to written approval of the Minister of Culture. Sports and Tourism.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MANAGEMENT OF VESTIGES. ANTIQUES AND NATIONAL PRECIOUS OBJECTS

Article 18. Receipt and management of excavated vestiges, antiques and national precious objects and those found and handed over by organizations and individuals

1. All underground vestiges, antiques and national precious objects in the mainland, islands, internal waters, territorial sea, exclusive economic zone and continental shelf defined in Article 6 of the Law on Cultural Heritage which are discovered or found are owned by the State under the civil law.

2. Directors of provincial-level Culture. Sports and Tourism Departments shall organize the receipt of vestiges, antiques and national precious objects for temporary deposit into storehouses of provincial-level museums of localities where vestiges, antiques and national precious objects are discovered under Clause 20, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cultural Heritage.

3. Organizations and individuals handing over vestiges, antiques and national precious objects are entitled to commendation and a pecuniary reward under Article 33 of this Decree.

Article 19. Registration of vestiges, antiques and national precious objects

1. Directors of provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments shall organize the registration of vestiges, antiques and national precious objects and annually report to the Minister of Culture, Sports and Tourism on the registration of vestiges, antiques and national precious objects in their localities.

2. Directors of provincial-level Culture. Sports and Tourism Departments shall receive owners' notices of their transfer of the right to own national precious objects and promptly report such to the Minister of Culture, Sports and Tourism.

Article 20. Bringing abroad vestiges, antiques and national precious objects for display, exhibition, research or preservation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Vestiges and antiques of national museums shall be licensed by the Minister of Culture, Sports and Tourism at the written request of museum directors;

b/ Vestiges and antiques of specialized museums of ministries, sectors or central political or socio-political organizations and specialized museums of units of ministries, sectors or central political or socio-political organizations shall be licensed by the Minister of Culture, Sports and Tourism at the written request of ministers or heads of these sectors or organizations;

c/ Vestiges and antiques of provincial-level museums shall be licensed by the Minister of Culture, Sports and Tourism at the written request of chairpersons of provincial-level People's Committees;

d/ Privately owned vestiges and antiques shall be licensed by the Minister of Culture, Sports and Tourism at the written request of directors of provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments on the basis of applications made by owners of those vestiges and antiques.

2. For national precious objects

a/ National precious objects of national museums shall be licensed by the Prime Minister at the written request of the Minister of Culture, Sports and Tourism;

b/ National precious objects of specialized museums of ministries, sectors or central political or socio-political organizations and specialized museums of units of ministries, sectors or central political or socio-political organizations shall be licensed by the Prime Minister at the written request of ministers or heads of these sectors or organizations after obtaining written approval of the Minister of Culture. Sports and Tourism;

c/ National precious objects of provincial-level museums and privately owned national precious objects shall be licensed by the Prime Minister at the written request of chairpersons of provincial-level People's Committees after obtaining written approval of the Minister of Culture, Sports and Tourism.

3. Insurance of vestiges, antiques and national precious objects to be brought abroad for display, exhibition, research or preservation shall be agreed by involved parties according to international practices and treaties which Vietnam has signed or acceded to.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Competence and procedures for licensing vestiges and antiques to be brought abroad

1. To be brought abroad, vestiges and antiques owned neither by the State nor political and socio political organizations must be licensed by the Minister of Culture, Sports and Tourism's license.

2. The Minister of Culture. Sports and Tourism shall license vestiges and antiques to be brought abroad.

Within 30 days after receiving an application and related papers, the Minister of Culture, Sports and Tourism shall grant a license. In case of refusal, he/she shall issue a written reply clearly stating the reason.

3. Procedures for licensing vestiges and antiques to be brought abroad:

a/ To submit an application for a license to the Minister of Culture. Sports and Tourism;

b/ To possess the certificate of ownership transfer by the former owner;

c/ To have a registration dossier of vestiges and antiques.

4. The Minister of Culture. Sports and Tourism shall provide types of vestiges and antiques prohibited from bringing abroad.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When there is a complaint or denunciation that an applicant for a license to bring vestiges and antiques abroad is not the lawful owner of those vestiges and antiques, or that vestiges and antiques are under dispute, consideration for licensing those vestiges and antiques to be brought abroad shall be suspended pending settlement of such complaint or denunciation under the law on complaints and denunciations.

Within 30 days after receiving a written complaint or denunciation, if there is no ground for determining that vestiges and antiques are unlawfully owned or under dispute, those vestiges and antiques may be brought abroad after licensing procedures are completed.

Article 23. Competence to license duplication of vestiges, antiques and national precious objects

1. The Director of the Cultural Heritage Department may license the- duplication of vestiges, antiques and national precious objects of special national relics, national museums and specialized museums of ministries, sectors, and central political and socio-political organizations and specialized museums of units of ministries, sectors, and central political and socio-political organizations.

2. Directors of provincial-level Culture.

Sports and Tourism Departments may license the duplication of vestiges, antiques and national precious objects of national relics, provincial-level relics and museums and private owners.

Based on duplication purposes, competent persons shall license the number of duplicates of vestiges, antiques and national precious objects.

Article 24. Management of trading in vestiges, antiques and national precious objects

1. The State shall uniformly manage the trading in vestiges, antiques and national precious objects and create conditions for organizations and individuals to trade in vestiges, antiques and national precious objects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The State protects the trading in vestiges, antiques and national precious objects which have been registered under the cultural heritage law; and creates conditions for organizations and individuals to transfer the right to own registered vestiges, antiques and national precious objects and register traded vestiges, antiques and national precious objects of lawful origin.

3. Trading in vestiges and antiques of unlawful origin is prohibited.

4. Unlawful trading in vestiges, antiques and national precious objects to be brought abroad is prohibited.

Article 25. Organization and operation of shops of vestiges, antiques and national precious objects

1. The owner of a shop of vestiges, antiques and national precious objects must fully meet the following conditions:

a/ Being a Vietnamese citizen with a permanent residence address in Vietnam:

b/ Possessing a business practice certificate for vestiges, antiques and national precious objects;

c/ Having a shop with sufficient appropriate area for displaying vestiges, antiques and national precious objects;

d/ Having sufficient means for displaying. conserving and protecting vestiges, antiques and national precious objects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Only trading in vestiges, antiques and national precious objects of lawful origin;

b/ Only trading in duplicates of vestiges, antiques and national precious objects of organizations and individuals licensed for duplication by competent state agencies defined in Article 23 of this Decree;

c/ Duplicates of vestiges, antiques and national precious objects on display for sale must be clearly indicated as such;

d/ Carrying out and guiding necessary procedures for buyers to register vestiges. antiques and national precious objects or apply for a license to bring abroad vestiges, antiques and national precious objects which are eligible to be sent abroad under the cultural heritage law;

e/ Observing the laws on registration books of bought and sold vestiges, antiques and national precious objects, finance and accounting books and tax payment obligations.

Article 26- Conditions, competence and procedures for granting business practice certificates of vestiges, antiques and national precious objects

1. Conditions for obtaining a business practice certificate of vestiges, antiques and national precious objects:

a/ Being professionally qualified in or knowledgeable about vestiges, antiques and national precious objects;

b/ Not being subject to ban from business practice or cultural heritage-related jobs under a court decision, examination for penal liability or criminal or administrative surveillance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Competence to grant business practice certificates to owners of shops of vestiges, antiques and national precious objects:

Directors of provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments may grant business practice certificates to owners of shops of vestiges, antiques and national precious objects,

Within 30 days after receiving a complete and valid dossier of application for a business practice certificate from the owner of a shop of vestiges. antiques and national precious objects, the director of a provincial-level Culture, Sports and Tourism Department shall consider the dossier and grant a certificate. In case of refusal, he/she shall issue a written reply clearly stating the reason.

4. Procedures for granting business practice certificates to owners of shops of vestiges antiques and national precious objects

a/ A shop owner shall submit a dossier of application for a business practice certificate of vestiges, antiques and national precious objects to a provincial- level Culture, Sports and Tourism Department;

b/ A dossier comprises:

An application for a certificate;

Lawful copies of relevant professional diplomas and certificates;

A resume certified by the People's Committee of the commune, ward or township of residence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. An organization or individual wishing to auction vestiges, antiques and national precious objects shall register an auction list with a provincial-level Culture, Sports and Tourism Department and must be licensed by the chairperson of a provincial-level People's Committee.

2. Auction of vestiges, antiques and national precious objects complies with the civil law.

Chapter V

ORGANIZATION AND OPERATION OF MUSEUMS

Article 28. Competence to certify conditions for establishment and operation of museums

1. The Minister of Culture, Sports and Tourism may certify conditions for the establishment of national museums, specialized museums of ministries, sectors and central political organizations and socio-political organizations and specialized museums of units of ministries, sectors and central political organizations and socio-political organizations.

2. Directors of provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments may certify conditions for the establishment of provincial-level museums and conditions for non-public museums to obtain an operation license.

3. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier, the Minister of Culture. Sports and Tourism or the director of a provincial-level Culture. Sports and Tourism Department shall certify conditions for establishing, and obtaining an operation license for, a museum.

Article 29. Ranking of Vietnamese museums Vietnamese museums are ranked as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Grade-II museums;

3. Grade-Ill museums.

Article 30. Museum ranking criteria

1. A grade-I museum must satisfy the following criteria:

a/ Having sufficient documents and exhibits for display suitable to its subjects and scope of operation, including at least 5 collections of precious and rare documents and exhibits; having at least 90% of its total documents and exhibits scientifically inventoried;

b/ Conducting periodical and preventive conservation combined with restorative conservation of 100% of documents and exhibits;

c/ Having regular displays and annually having at least 3 theme displays; regularly opening to serve the public;

d/ Having permanent architectural works and appropriate technical infrastructure to guarantee the conservation and display of documents and exhibits specified at Points a, b and c. Clause 1 of this Article and other regular activities of the museum;

e/ All civil servants, public employees and employees engaged in professional operations hold a tertiary degree suitable to the subjects and scope of operation of the museum.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Having sufficient documents and exhibits for display suitable with the subjects and scope of operation of the museum, including at least 3 collections of precious and rare documents and exhibits; having at least 80% of its total documents and exhibits scientifically inventoried;

b/ Conducting periodical and preventive conservation of 100% of documents and exhibits;

c/ Having regular displays and annually having at least 2 theme displays; regularly opening to serve the public;

d/ Having permanent architectural works and appropriate technical infrastructure to guarantee the conservation and display of documents and exhibits specified at Points a, b and c, Clause 2 of this Article and other regular activities of the museum;

e/ At least 80% of civil servants, public employees and employees engaged in professional operations hold a tertiary degree suitable to the subjects and scope of operation of the museum.

3. A grade-III museum must satisfy the following criteria:

a/ Having sufficient documents and exhibits for display suitable to the subjects and scope of operation of the museum, including at least 1 collection of precious and rare documents and exhibits; having at least 70% of its total documents and exhibits scientifically inventoried;

b/ Periodically conserving 100% of documents and exhibits;

c/ Having regular displays and annually having at least one theme display; regularly opening to serve the public;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ At least 60% of civil servants, public employees and employees engaged in professional operations hold a tertiary degree suitable to the subjects and scope of operation of" the museum.

Article 31. Museum ranking competence, procedures an d dossiers

1. The competence to rank museums is provided as follows:

a/ The Minister of Culture, Sports and Tourism may grant the grade-I status to national museums, specialized museums of ministries, sectors and central political organizations and socio-political organizations and specialized museums of units of ministries, sectors and central political organizations and socio-political organizations, provincial-level museums, and non-public museums at the proposal of heads of museums and written opinions of ministers, heads of sectors or central political organizations or socio-political organizations or chairpersons of provincial-level People's Committees;

b/ Ministers, heads of sectors and central political organizations and socio-political organizations and chairpersons of provincial-level People's Committees may grant the grade-II or grade-Ill status to museums at the proposal of heads of museums and written approval of the Minister of Culture, Sports and Tourism.

2. Museum ranking procedures arc provided as follows:

a/ Procedures for ranking grade-I museums:

Heads of museums, ministers or heads of sectors, or central political organizations or socio­political organizations or chairpersons of provincial-level People's Committees shall submit written requests and museum ranking dossiers to the Minister of Culture, Sports and Tourism.

Within 30 days after receiving a written request and museum ranking dossier, the Minister of Culture, Sports and Tourism shall evaluate the dossier and rank the museum.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For specialized museums of ministries, sectors, or central political or socio-political organizations, heads of museums shall submit a written request and a museum ranking dossier to ministers or heads of these sectors or organizations.

For specialized museums of units of ministries, sectors, or central political or socio­political organizations, heads of museums shall submit a written request and a museum ranking dossier to heads of agencies or organizations directly managing the museums. For provincial-level museums and non-public museums, heads of museums shall submit a written request and a museum ranking dossier to directors of provincial-level Culture. Sports and Tourism Departments,

Within 30 days after receiving written requests and museum ranking dossiers, heads of agencies or organizations directly managing specialized museums of units of ministries, sectors, or central political or socio political organizations shall consider dossiers and send written requests and museum ranking dossiers to ministers or heads of these sectors or organizations; directors of provincial-level Culture. Sports and Tourism Departments shall consider and send written requests and museum ranking dossiers to chairpersons of provincial-level People's Committees.

Within 30 days after receiving written requests and museum ranking dossiers, ministers or heads of sectors or central political or socio­political organizations or chairpersons of provincial-level People's Committees shall evaluate the ranking of museums.

Within 30 days after having evaluation results, ministers or heads of sectors or central political or socio-political organizations or chairpersons of provincial-level People's Committees shall send written requests and museum ranking dossiers to the Minister of Culture, Sports and Tourism.

Within 30 days after receiving a written request and a museum ranking dossier, the Minister of Culture. Sports and Tourism shall consider the dossier and give approval.

Within 30 days after obtaining the Minister of Culture, Sports and Tourism's written approval, a minister or (he head of a sector or a central political or socio-political organization or chairperson of a provincial-level People's Committee shall issue a museum ranking decision.

3. A museum ranking dossier comprises:

a/ A written request for museum ranking, made by the museum head;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ A report on the museum slams based on the ranking criteria defined in Article 30 of this Decree and relevant documents.

Article 32. Depositing materials of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects into public museums or competent state agencies

1. Owners of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects may deposit materials of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects into public museums or competent state agencies in order to protect and promote their values in the following cases:

a/ Materials of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects under their ownership are in danger of loss or destruction due to natural disasters or enemy sabotage;

b/ They do not have appropriate conservation facilities, equipment and technical means;

c/ They are not professionally qualified in conservation work;

d/ They do not have conditions and capacity to introduce and display these materials for the public;

e/ They agree to let public museums or competent state agencies use materials of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects to promote their values.

2. State agencies competent to receive deposited materials of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The State Bank or the State Treasury, when vestiges, antiques and national precious objects are made of gold, silver, gem or diamond or are ancient coins;

c/ Specialized research agencies capable of protecting materials of intangible cultural heritage.

3. Public museums or state agencies competent to receive materials of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects shall keep confidential the names and addresses of owners at the latter :s request.

4. Materials of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects shall be deposited and received under property deposit contracts according to the civil law.

The Minister of Culture. Sports and Tourism shall specify dossiers and procedures for depositing materials of intangible cultural heritage, vestiges, antiques and national precious objects.

Chapter VI

COMMENDATION OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FINDING AND HANDING OVER VESTIGES, ANTIQUES AND NATIONAL PRECIOUS OBJECTS

Article 33. Commendation of organizations and individuals finding and handing over vestiges, antiques and national precious objects

1. Forms of commendation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Pecuniary rewards

Pecuniary rewards for organizations and individuals discovering or voluntarily handing over vestiges, antiques and national precious objects comply with Article 16 of the Government's Decree No. 96/2009/ND-CP of October 30. 2009, on handling of buried or sunk property discovered or found in the mainland, islands and sea areas of Vietnam.

Article 34. Competence, order and procedures for commendation of organizations and individuals discovering and handing over vestiges, antiques and national precious objects

1. Ministers, heads of sectors or political or socio-political organizations or chairpersons of provincial-level People's Committees of localities having public museums who are assigned by the Minister of Culture. Spoils and Tourism to receive vestiges, antiques and national precious objects discovered or handed over by organizations and individuals shall set up a council to value these vestiges, antiques and national precious objects.

2. Funds for the reimbursement of discovery and preservation expenses and for payment of rewards to organizations and individuals discovering and handing over vestiges, antiques and national precious objects shall be allocated from the state budget or other revenues under decisions of ministers, heads of sectors or political or socio-political organizations or chairpersons of provincial-level People's Committees of localities having public museums which receive and keep those vestiges, antiques and national precious objects.

In special cases, the Minister of Culture, Sports and Tourism shall coordinate with concerned ministries and branches in consideration and submission of these funds to the Prime Minister for decision.

3. Representatives of state museums which receive and keep vestiges, antiques and national precious objects shall give pecuniary rewards to organizations and individuals concerned under decisions of competent persons specified in Clause 2 of this Article.

4. The Minister of Finance shall specify the establishment of councils to value vestiges. antiques and national precious objects and procedures for reimbursement of discovery and preservation expenses and payment of rewards to organizations and individuals discovering and voluntarily handing over vestiges, antiques and national precious objects under Clause i of this Article.

Chapter VII

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 35. Effect

1. This Decree takes effect on November 6. 2010.

2. This Decree replaces the Government's Decree No. 92/2002/ND-CP of November 11, 2002. detailing a number of articles of the Law on Cultural Heritage.

Article 36. Organization of implementation

The Minister of Culture, Sports and Tourism shall guide and examine the implementation of this Decree.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


86.613

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.232.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!