Đối với lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ khi nào?

Thưa luật sư, tôi đang tranh chấp một vụ án vay tiền, mà tôi là nguyên đơn, có người đứng ra làm chứng. Bên bị đơn vay tôi với số tiền hơn một trăm triệu, vì quen biết trước kia nên không ghi giấy nợ. Bây giờ, tôi muốn chắc lời khai của người làm chứng được xác thực và có thể được coi là chứng cứ, thì phải thỏa mãn điều kiện nào? Cảm ơn Luật sư.

Khi nào thì lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ?

Căn cứ Khoản 5 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về xác định chứng cứ như sau:

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Như vậy, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ khi khai bằng lời tại tòa hoặc được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh mà xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

Đối với lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ khi nào?

Đối với lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ khi nào? (Hình từ Internet)

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn nào?

Căn cứ Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nội dung trên như sau:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Trên đây là những nguồn chứng cứ được thu thập theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trân trọng!

Người làm chứng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người làm chứng
Hỏi đáp Pháp luật
Công an dẫn giải người làm chứng tại phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc lấy lời khai người làm chứng là trẻ em trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản lấy lời khai của người làm chứng trong tố tụng dân sự mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm chứng trong vụ án dân sự vắng mặt thì phiên tòa có được tiến hành không?
Hỏi đáp pháp luật
Người dưới 14 tuổi có được làm chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm chứng cố ý khai báo gian dối bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong vụ án hình sự người làm chứng khai gian dối bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm nhân chứng có được quyền yêu cầu bảo vệ? Người làm chứng khai báo gian dối có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải trưng cầu giám định tâm thần đối với người làm chứng không? Thời hạn giám định trong trường hợp này là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Tại phiên tòa dân sự người làm chứng có thể từ chối khai báo có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người làm chứng
733 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào