Có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì doanh nghiệp tổ chức lại lao động hay không?

Chào anh/chị, doanh nghiệp của tôi lấy lý do tổ chức lại lao động cho nên đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người lao động ạ, như vậy có đúng pháp luật không ạ?

Doanh nghiệp có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì tổ chức lại lao động hay không?

Tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Như vậy, theo quy định như trên trên, trường hợp tổ chức lại lao động không nằm trong các trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Cho nên việc doanh nghiệp của bạn lấy lí do là tổ chức lại lao động để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều người lao động là sai quy định.

Có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì doanh nghiệp tổ chức lại lao động hay không?

Có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì doanh nghiệp tổ chức lại lao động hay không? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại lao động?

Tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp tổ chức lại lao động được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ. Cho nên, doanh nghiệp khi tổ chức lại lao động sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định như trên.

Trân trọng!

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Cắt giảm nhân sự là gì? Người sử dụng lao động không được cắt giảm nhân sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp pháp luật
Người sử dụng lao động chấm dứt HĐLD trước thời hạn
Hỏi đáp pháp luật
NSDLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ với lý do không hoàn thành công việc ? Việc giải quyết khiếu nại như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
NLĐ không đồng ý tăng ca, công ty có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?
Hỏi đáp pháp luật
NSDLD chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Khi người sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Khi công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
436 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào