Trường hợp không được thụ lý giải quyết đơn khiếu nại?
Trường hợp không được thụ lý giải quyết đơn khiếu nại?
Điều 11 Luật khiếu nại 2011 quy định các khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
...
- Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
- Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
...
Như vậy, việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì không được thụ lý giải quyết.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011 có quy định trình tự khiếu nại như sau:
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Do đó trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì bạn có thể hướng dẫn họ khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trường hợp không được thụ lý giải quyết đơn khiếu nại? (Hình từ Internet)
Khiếu nại bằng cách gửi email được không?
Căn cứ Điều 49 Luật khiếu nại 2011 quy định về hình thức khiếu nại như sau:
Hình thức khiếu nại
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Như vậy, bắt buộc phải làm đơn khiếu nại để gửi cho người có thẩm quyền và việc gửi qua mail sẽ không được chấp nhận.
Cách giải quyết khi nhiều người đến khiếu nại?
Tại khoản 4 Điều 8 Luật khiếu nại 2011 quy định về trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung
- Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;
- Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
Như vậy, khi có nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan bạn phải tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại.
Người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung: Ngày, tháng, năm; Tên, địa chỉ của người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?