Quy định về xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư thế nào?
- Xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư ra sao?
- Chế độ thông tin, giao ban và báo cáo việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư ra sao?
Tại Điều 37 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư như sau:
Xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư
Việc xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; công trình ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư phải tuân theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định 139/2017/NĐ-CP; Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về quy trình giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Việc xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; công trình ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư phải tuân theo quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy trình giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư ra sao? (Hình từ Internet)
Chế độ thông tin, giao ban và báo cáo việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Điều 38 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về chế độ thông tin, giao ban và báo cáo việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Chế độ thông tin, giao ban và báo cáo
1. Chế độ thông tin
a) Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Đội Thanh tra địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố có trách nhiệm cung cấp số điện thoại thường trực để thực hiện việc trao đổi thông tin phục vụ cho công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
b) Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Đội Thanh tra địa bàn định kỳ hàng tuần gửi Kế hoạch kiểm tra đến Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố (đối với các công trình trong địa giới hành chính mà Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố được giao quản lý) để phối hợp kiểm tra, xử lý; đồng thời, thông tin kết quả xử lý đến Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố để phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng.
2. Chế độ giao ban
a) Định kỳ hàng tháng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tổ chức giao ban với các Đội thuộc Thanh tra Sở Xây dựng về công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, để kịp thời chỉ đạo xử lý, không để phát sinh phức tạp về tình hình vi phạm trật tự xây dựng hoặc kịp thời báo cáo Giám đốc Sở Xây dựng để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện.
b) Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, tổ chức giao ban với Đội Thanh tra địa bàn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị và xây dựng trên địa bàn.
c) Định kỳ 3 tháng, Sở Xây dựng tổ chức giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố và các cơ quan có liên quan để đánh giá tình hình và đề ra biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Chế độ báo cáo
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thanh tra Sở Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, báo cáo gửi trước ngày 30 hàng tháng.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý, năm cho Sở Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, báo cáo gửi trước ngày 05 của tháng đầu tiên quý tiếp theo (đối với báo cáo quý), trước ngày 05/01 của năm tiếp theo (đối với báo cáo năm).
- Chế độ thông tin: Các đơn vị có liên quan có trách nhiệm cung cấp số điện thoại thường trực để thực hiện việc trao đổi thông tin phục vụ cho công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đồng thời phối hợp kiểm tra, xử lý; thông tin kết quả xử lý đến Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố để phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng.
- Chế độ giao ban:
+ Định kỳ hàng tháng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tổ chức giao ban với các Đội thuộc Thanh tra Sở Xây dựng về công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, tổ chức giao ban với Đội Thanh tra địa bàn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị và xây dựng trên địa bàn.
+ Định kỳ 3 tháng, Sở Xây dựng tổ chức giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố và các cơ quan có liên quan để đánh giá tình hình và đề ra biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
- Chế độ báo cáo:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thanh tra Sở Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, báo cáo gửi trước ngày 30 hàng tháng.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý, năm cho Sở Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, báo cáo gửi trước ngày 05 của tháng đầu tiên quý tiếp theo (đối với báo cáo quý), trước ngày 05/01 của năm tiếp theo (đối với báo cáo năm).
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 39 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?