Chữ ký điện tử có thể tạo lập dưới dạng âm thanh không?

Có thể tạo lập chữ ký điện tử dưới dạng âm thanh không? Hợp đồng điện tử không có chữ ký điện tử có hiệu lực không? Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng nào?

Có thể tạo lập chữ ký điện tử dưới dạng âm thanh không?

Thời gian gần đây tôi nghe rất nhiều về chữ ký điện tử. Xin hỏi chữ ký điện tử được lập dưới dạng âm thanh thì có được không? Hay bắt buộc phải là ký tự, con số?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về chữ ký điện tử như sau:

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Như vậy chữ ký điện tử có thể được tạo lập dưới dạng âm thanh.

Chữ ký điện tử có thể tạo lập dưới dạng âm thanh không?

Chữ ký điện tử có thể tạo lập dưới dạng âm thanh không? (Hình từ Internet)

Hợp đồng điện tử không có chữ ký điện tử có hiệu lực không?

Công ty tôi muốn chuyển sang dùng HĐ điện tử thay cho HĐ giấy thông thường vì muốn tự động hóa công việc và cũng vì số lượng khách hàng quá lớn. Nhưng chúng tôi đang e ngại vì không phải khách hàng nào cũng có chữ ký điện tử thì khó khăn trong việc ký kết HĐ. Xin hỏi, nếu khách hàng không có chữ ký điện tử mà chỉ điền vào mục chấp nhận các điều khoản trên hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực không?

Trả lời:

Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005, Hợp đồng điện tử có thể hiểu: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.” Bản chất của các hợp đồng cung cấp dịch vụ TMĐT của bạn là thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

Việc khách hàng của bạn không sử dụng chữ ký điện tử mà vẫn muốn giao kết hợp đồng điện tử không vi phạm quy định và có thể thực hiện được, căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật giao dịch điện tử 2005:

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:

- Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;

- Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;

- Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.

Dựa vào quy định trên, khách hàng và bạn được tự do thỏa thuận dùng chữ ký điện tử.

Hơn nữa theo khoản 2 Điều 36 Luật giao dịch điện tử 2005 có nêu rõ: “Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.” Hành động điền vào mục chấp nhận trên điều khoản mà bạn đề cập chính là thông qua thông điệp dữ liệu. Do đó, hợp đồng không có chữ ký điện tử của khách hàng vẫn có hiệu lực.

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng nào?

Vừa qua, tôi có nghe giảng viên có nhắc đến chữ ký điện tử, nhưng tôi vẫn chưa rõ về vấn đề này nên rất Mong Ban tư vấn vui lòng hỗ trợ giúp: Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng nào? Vấn đề này được quy định tại đâu?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005, có quy định:

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Đồng thời, chúng tôi thông tin thêm đến bạn chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Chữ ký điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chữ ký điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/8/2024, cơ quan nào có thẩm quyền ký duyệt bằng chữ ký điện tử trên sổ địa chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như thế nào? Hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử là những hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử chuyên dùng là gì? Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam từ ngày 15/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam từ ngày 15/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 06/2024/TT-BTTT về công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Chữ ký điện tử là gì? Phân loại theo phạm vi sử dụng của chữ ký điện tử từ 1/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi chữ ký điện tử khi nộp ngân sách nhà nước thì có cần phải báo trước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để chữ ký số được xem là chữ ký điện tử gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chữ ký điện tử
1,483 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào