Trong thời gian tối đa bao lâu thì Ngân hàng thương mại phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước khi có giao dịch đáng ngờ?
Khi có giao dịch đáng ngờ thì Ngân hàng thương mại phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tối đa bao lâu?
Tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 quy định thời hạn báo cáo, như sau:
1. Đối với giao dịch có giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử, đối tượng báo cáo phải:
a) Báo cáo hàng ngày đối với hình thức báo cáo gửi tệp dữ liệu điện tử;
b) Báo cáo trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh giao dịch đối với hình thức báo cáo bằng văn bản hoặc các hình thức báo cáo khác.
2. Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải báo cáo trong thời gian tối đa là 48 giờ, kể từ thời điểm phát sinh giao dịch; trường hợp phát hiện giao dịch do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì phải báo cáo ngay cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, khi có giao dịch đáng ngờ thì Ngân hàng thương mại phải lập tức thông báo cho Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tối đa là 48 tiếng kể từ thời điểm phát sinh giao dịch.
Trong thời gian tối đa bao lâu thì Ngân hàng thương mại phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước khi có giao dịch đáng ngờ? (Hình từ Internet)
Không báo cáo đúng thời hạn khi có giao dịch đáng ngờ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, báo cáo hành vi tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, theo đó:
1. Phạt tiền 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo các giao dịch có giá trị lớn;
b) Không báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
c) Không báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử;
d) Không báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống rửa tiền, không báo cáo khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc khách hàng nằm trong danh sách đen, danh sách bị chỉ định theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố, pháp luật về phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền, cụ thể như sau:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
Theo đó, khi cá nhân không báo cáo đúng thời hạn khi có giao dịch đáng ngờ tại ngân hàng thì cá nhân đó có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đến 120.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân còn phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác; bị xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm; bị cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Với Ngân hàng vi phạm thì mức phạt tiền này sẽ từ 160.000.000 đến 240.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?