Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch Tụ huyết trùng gia súc xảy như thế nào?
- Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch Tụ huyết trùng gia súc xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
- Xử lý gia súc mắc bệnh Tụ huyết trùng gia súc xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
- Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Tụ huyết trùng gia súc xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
- Giám sát bệnh Dịch tả vịt trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
- Xử lý gia cầm mắc bệnh Dịch tả vịt trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch Tụ huyết trùng gia súc xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Tại mục 3 Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
3. Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra
3.1. Khi có ổ dịch xảy ra, tổ chức tiêm phòng ngay cho gia súc khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch đối với gia súc mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.
3.2. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
Theo đó, khi có ổ dịch xảy ra, tổ chức tiêm phòng ngay cho gia súc khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch đối với gia súc mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch Tụ huyết trùng gia súc xảy như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý gia súc mắc bệnh Tụ huyết trùng gia súc xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Theo mục 5 Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
5. Xử lý gia súc mắc bệnh
5.1. Cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
5.2. Tiêu hủy gia súc chết do mắc bệnh Tụ huyết trùng theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Tụ huyết trùng gia súc xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Căn cứ mục 6 Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
6. Chẩn đoán xét nghiệm
6.1. Mẫu bệnh phẩm là máu tim, dịch xoang bao tim, phổi, xương ống,.. đựng vào lọ miệng rộng hoặc túi nilon.
6.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được lấy vô trùng, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2°C đến 8°C và gửi về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận chậm nhất 24h sau khi lấy mẫu.
6.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Tụ huyết trùng quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-14:2011.
Giám sát bệnh Dịch tả vịt trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Căn cứ mục 4 Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
4. Giám sát bệnh Dịch tả vịt
4.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với vịt, ngan, ngỗng mới nuôi, vịt, ngan, ngỗng trong vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
4.2. Giám sát lưu hành vi rút: Lấy mẫu gan, lách thận của vịt, ngan, ngỗng nghi mắc bệnh để xét nghiệm vi rút.
4.3. Giám sát sau tiêm phòng (áp dụng ở các trại giống)
a) Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn sau khi được tiêm vắc-xin;
b) Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng;
c) Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
4.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch giám sát bệnh Dịch tả vịt. Việc giám sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Xử lý gia cầm mắc bệnh Dịch tả vịt trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Tại mục 5 Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
5. Xử lý gia cầm mắc bệnh
5.1. Cách ly gia cầm mắc bệnh để chăm sóc, hỗ trợ phục hồi; cách ly gia cầm khỏe mạnh trong cùng đàn để chăm sóc nuôi dưỡng hoặc khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ;
5.2. Tiêu hủy gia cầm chết do mắc bệnh Dịch tả vịt theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?