Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc giám sát bệnh Sảy thai truyền nhiễm như thế nào?

Giám sát bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn? Xử lý gia súc mắc bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn? Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn? Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin bệnh tụ huyết trùng gia súc trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn? Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

Giám sát bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

Tại mục 3 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

3. Giám sát bệnh Sảy thai truyền nhiễm
3.1. Đối tượng giám sát bệnh định kỳ: Trâu bò giống, bò sữa do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
3.2. Giám sát lâm sàng thông qua việc quan sát, phát hiện những triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của gia súc mắc bệnh, chết và những đặc điểm về dịch tễ học.
3.3. Giám sát phát hiện bệnh: Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh Sảy thai truyền nhiễm bằng phản ứng dị ứng hoặc kiểm tra sữa (phản ứng MRT) hoặc kiểm tra kháng thể trong huyết thanh (phản ứng RBT, CFT,...).
3.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch giám sát bệnh Sảy thai truyền nhiễm. Việc giám sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, việc giám sát bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được thực hiện theo quy định nêu trên.

Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc giám sát bệnh Sảy thai truyền nhiễm như thế nào?

Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc giám sát bệnh Sảy thai truyền nhiễm như thế nào? (Hình từ Internet)

Xử lý gia súc mắc bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

Theo mục 4 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

4. Xử lý gia súc mắc bệnh
4.1. Khi phát hiện gia súc mắc bệnh Sảy thai truyền nhiễm, phải cách ly để điều trị theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
4.2. Tiêu hủy gia súc chết hoặc gia súc mắc bệnh không có khả năng phục hồi.
4.3. Việc xử lý động vật mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.

Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

Căn cứ mục 5 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

5. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh
5.1. Mẫu bệnh phẩm là máu, sữa, tinh dịch, lách, gan, hoạch lympho, nước ối, thai bị sảy,.. đựng vào lọ miệng rộng hoặc túi nilon.
5.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được lấy vô trùng, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2°C đến 8°C và gửi về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận chậm nhất 24h sau khi lấy mẫu.
5.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Sảy thai truyền nhiễm quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-13: 2011.

Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin bệnh tụ huyết trùng gia súc trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?

Căn cứ mục 2 Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin
2.1. Đối tượng tiêm phòng
a) Các trang trại, cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung; trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
b) Đàn gia súc nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.2. Phạm vi tiêm phòng: Tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định
2.3. Thời gian tiêm phòng
a) Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với gia súc mới phát sinh, đàn gia súc đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
2.4. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng.

Trân trọng!

Phòng chống dịch bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống dịch bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán thịt nhiễm cúm gia cầm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Được công bố hết dịch bệnh động vật trong thời gian bao lâu khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết? Điều kiện công bố hết dịch như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không để xảy ra thiếu thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh? Thuốc phòng chống dịch bệnh cho người có được thuộc nhóm hàng hóa phải được dự trữ quốc gia hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các điểm tránh trú an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có công tác hậu cần phòng, chống dịch bệnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải pháp trong thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn việc chẩn đoán bệnh động vật được tiến hành như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống dịch bệnh
Nguyễn Minh Tài
556 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào