Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì bệnh Sảy thai truyền nhiễm được hiểu như thế nào?
Hiểu như thế nào về bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Tại mục 1 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
1. Giới thiệu về bệnh Sảy thai truyền nhiễm
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Sảy thai truyền nhiễm (Bucellosis) là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người. Bệnh thường xuất hiện quá trình viêm, hoại tử ở một số cơ quan phủ tạng, đường sinh dục rồi lan ra nhau thai gây ra hiện tượng sảy thai, sát nhau. Vi khuẩn gây bệnh được chia thành 3 nhóm chính:
- Bucella abortus gây bệnh ở trâu bò;
- Brucella suis gây bệnh ở lợn;
- Bucella melitensis gây bệnh ở dê, cừu;
Ngoài ra còn có Bucella ovis chỉ gây bệnh cho cừu, Brucella cannis gây bệnh cho chó và một số chủng vi khuẩn gây bệnh cho loài khác.
b) Sức đề kháng của vi khuẩn: Ở nhiệt độ thường, vi khuẩn tồn tại 4 tháng trong sữa, nước tiểu và đất ẩm ướt. Ở nhiệt độ hấp ướt 70°C trong 30 phút. Các chất sát trùng thông thường như: a xít phenic, phoóc-môn 4%, nước vôi 5% có thể diệt vi khuẩn sau 1-2 giờ.
1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây
a) Loài mắc: Động vật mắc bệnh Sảy thai truyền nhiễm là dê, cừu, bò, trâu, lợn, chó, động vật hoang dã và người. Loài chim và chuột có mang mầm bệnh.
b) Nguồn bệnh: Ở con cái mang bệnh, vi khuẩn có nhiều ở núm nhau, nước ối, nước nhờn và chất nhờn âm đạo, sữa; ở con đực, vi khuẩn có nhiều trong tinh dịch. Hầu hết các cơ quan phủ tạng như máu, gan, lách, tủy xương, dịch hoàn đều chứa một lượng lớn vi khuẩn. Trong máu, vi khuẩn xuất hiện từng thời kỳ, nhiều nhất khi gia súc đẻ hoặc sảy thai. Trong thai sảy như bọc thai, phủ tạng của thai có rất nhiều vi khuẩn.
c) Đường truyền lây
- Lây trực tiếp: Qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống có nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoặc do bú sữa mẹ; qua đường sinh dục do giao phối thụ tinh và dịch cơ quan sinh dục; qua da, niêm mạc và vết thương hở; qua đường hô hấp do hít phải bụi có mang vi khuẩn, lây trực tiếp. Thai đẻ non, nước ối, nhau thai là nguồn lây chính của B.abortus ở bò và B.melitensis ở dê và cừu trong khi đó dịch và thai sảy là nguồn lây chính của B.suis và B. Cannis.
- Lây gián tiếp: Qua dụng cụ chăn nuôi có mang mầm bệnh. Côn trùng cũng có thể truyền bệnh và làm lưu cữu mầm bệnh trong bầy đàn. Ruồi làm lây bệnh qua phân.
1.3. Triệu chứng
a) Triệu chứng ở bò: Bò thường mắc bệnh do chủng vi khuẩn B.abortus, ngoài ra còn có thể mắc bệnh do chủng B.suis và B. Melitensis. Thời gian nung bệnh từ 1 tuần đến 7 tháng, có trường hợp chỉ 72 giờ.
- Bò cái bị bệnh chủ yếu xảy ra ở những con cái chửa tháng thứ 5,6,7. Bò có hiện tượng như sắp đẻ: âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhớt, vú căng, có hiện tượng sụp mông. Bò sốt nhưng không cao, ít vận động. Thai có thể chết trước hay sau khi sảy thai, có hiện tượng thai ra cả bọc hoặc sát nhau, nước ối màu đục, bẩn, không có mùi nhưng lẫn màng nhau màu trắng.
- Bò đực thì triệu chứng rõ hơn: Dịch hoàn sưng đỏ gấp 2-3 lần, sau 2-3 ngày dịch hoàn lạnh dần và bắt đầu teo, sau con vật sốt và bỏ ăn. Chất lượng tinh trùng giảm đáng kể, tỷ lệ tinh dị hình tăng cao, tinh dịch chuyển từ màu trắng đục sang ánh vàng. Con vật lười vận động, thích nằm hoặc đứng một chỗ, bỏ ăn.
- Cả bò đực và bò cái đều có hiện tượng viêm khớp: khớp háng, khớp chậu (con cái) và khớp gối (con đực). Khớp sưng, khớp vẹo lệch làm cho bò đi lại khó khăn, sờ khớp thấy mềm, có nhiều dịch viêm.
b) Triệu chứng ở dê, cừu: Bệnh thường do chủng B. Melitensis gây ra, ở cừu còn do B. Ovis. Thời gian nung bệnh từ 2-18 tuần. Triệu chứng đặc trưng là con vật bị sảy thai. Trước khi sảy thai 1 tuần, con vật sốt cao, mệt lả, giảm cân, bỏ ăn, uống nước nhiều, viêm vú, nằm một chỗ, không thích vận động. Dê bị viêm âm đạo, viêm âm hộ, chảy nhiều nước nhờn. Cừu đực có triệu chứng giống bò đực, viêm dịch hoàn. Nếu cừu mắc bệnh do chủng B. Ovis, có hiện tượng viêm khớp mạn tính, viêm màng dịch hoàn và có các triệu chứng thần kinh.
c) Triệu chứng ở lợn: Bệnh thường do chủng Brucella suis gây ra, thời gian nung bệnh từ 2-18 tuần. Lợn cái bị sảy thai, thai ra cả bọc. Lợn ỉa chảy, viêm thủy thũng các đầu vú, mệt mỏi, biếng ăn, bỏ ăn. Sảy thai thường ở tuần thứ 4-12. Khi sảy thai, lợn bị liệt chân sau, viêm khớp, sau 10-15 ngày hồi phục trở lại. Con đực bị viêm sưng dịch hoàn.
1.4. Bệnh tích
a) Ở bào thai của động vật bị sảy thai: Vỏ bọc thai dày lên, có nhiều điểm xuất huyết và phủ một lớp dịch nhớt, bẩn. Nước ối bẩn, đục, lẫn máu và màng giả. Trên núm nhau có nhiều điểm hoại tử, sưng to, đen, mềm. Nhau thai có những điểm hoại tử dạng hạt màu vàng trắng, bờ mặt đục. Cuống rốn có mủ, điểm hoại tử lấm tấm. Gan, lách, thận của thai bị viêm, xuất huyết và hoại tử.
b) Ở con cái: Hạch vú bị viêm sưng. Trên bề mặt da mỏng của bầu vú có những điểm hoại tử màu trắng xám, sữa có màu vàng.
c) Con đực: Dịch hoàn vùng thượng hoàn sưng to gấp 2 - 3 lần bình thường, màng ngoài đường sinh dục dày, có khi bị viêm khớp u mềm có mủ, xoang bao khớp có nhiều dịch nhày, đục, hơi sánh. Giai đoạn sau dịch hoàn teo, có những hạt hoại tử lổn nhổn.
d) Cơ quan phủ tạng: Gan lách bị sưng hay hoại tử.
Theo quy định trên thì bệnh Sảy thai truyền nhiễm (Bucellosis) là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người. Bệnh thường xuất hiện quá trình viêm, hoại tử ở một số cơ quan phủ tạng, đường sinh dục rồi lan ra nhau thai gây ra hiện tượng sảy thai, sát nhau. Vi khuẩn gây bệnh được chia thành 3 nhóm chính:
- Bucella abortus gây bệnh ở trâu bò.
- Brucella suis gây bệnh ở lợn.
- Bucella melitensis gây bệnh ở dê, cừu.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì bệnh Sảy thai truyền nhiễm được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Phòng bệnh Sảy thai truyền nhiễm trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Theo mục 2 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
2. Phòng bệnh
Chủ yếu là áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Việc tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống dịch bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?