Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì xử lý động vật mắc bệnh Giun xoắn như thế nào?
- Xử lý động vật mắc bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Phòng bệnh bằng vắc-xin Lao bò trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Giám sát bệnh Lao bò trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Xử lý gia súc mắc bệnh Lao trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Xử lý động vật mắc bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Tại mục 4 Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định xử lý động vật mắc bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, cụ thể như sau:
4. Xử lý động vật mắc bệnh
4.1. Động vật bị mắc bệnh Giun xoắn được xử lý như sau:
a) Tiêu hủy bắt buộc động vật chết, động vật mắc bệnh Giun xoắn;
b) Gia súc nghi mắc bệnh Giun xoắn phải giết mổ bắt buộc hoặc nuôi cách ly để theo dõi.
c) Khuyến khích giết mổ đối với gia súc khỏe mạnh trong cùng đàn với gia súc mắc bệnh Giun xoắn, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.
4.2. Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Giun xoắn hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận mắc bệnh Giun xoắn.
4.3. Việc xử lý động vật mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, động vật bị mắc bệnh Giun xoắn được xử lý như sau:
- Tiêu hủy bắt buộc động vật chết, động vật mắc bệnh Giun xoắn;
- Gia súc nghi mắc bệnh Giun xoắn phải giết mổ bắt buộc hoặc nuôi cách ly để theo dõi.
- Khuyến khích giết mổ đối với gia súc khỏe mạnh trong cùng đàn với gia súc mắc bệnh Giun xoắn, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì xử lý động vật mắc bệnh Giun xoắn như thế nào? (Hình từ Internet)
Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Theo mục 5 Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định chẩn đoán xét nghiệm bệnh Giun xoắn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
5. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh
5.1. Mẫu bệnh phẩm là cơ hoành, cơ thăn, cơ mông hoặc mẫu huyết thanh.
5.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bảo quản ở nhiệt độ mát từ 2°C đến 8°C và chuyển ngay về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
5.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Giun xoắn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-3:2010.
Phòng bệnh bằng vắc-xin Lao bò trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Căn cứ mục 2 Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định phòng bệnh bằng vắc-xin Lao bò trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
Hiện nay chỉ có một loại vắc-xin duy nhất phòng bệnh Lao bò là vắc-xin nhược độc BCG (Bacillus Calmette - Guerin). Tuy nhiên, vắc-xin BCG ít được sử dụng do gây trở ngại trong việc chẩn đoán bệnh Lao.
Giám sát bệnh Lao bò trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Theo mục 3 Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định giám sát bệnh Lao bò trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
3. Giám sát bệnh Lao bò
3.1. Đối tượng giám sát bệnh định kỳ: Trâu bò giống, bò sữa do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
3.2. Giám sát lâm sàng thông qua việc quan sát, phát hiện những triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của gia súc bệnh, chết và những đặc điểm về dịch tễ học của bệnh Lao.
3.3. Giám sát phát hiện bệnh: Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh Lao bò bằng phản ứng tiêm nội bì. Thực hiện kiểm tra bệnh Lao bò đối với 100% số trâu bò giống, bò sữa thuộc diện phải kiểm tra.
3.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch giám sát bệnh Lao bò.
Xử lý gia súc mắc bệnh Lao trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Theo mục 4 Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
4. Xử lý gia súc mắc bệnh
4.1. Khi phát hiện gia súc mắc bệnh Lao, phải cách ly để điều trị gia súc mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
4.2. Tiêu hủy hoặc giết mổ bắt buộc gia súc mắc bệnh Lao không có khả năng phục hồi.
4.3. Việc xử lý động vật mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?