Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc phòng bệnh và chống dịch bằng vắc-xin được thực hiện như thế nào?
- Phòng bệnh và chống dịch bằng vắc-xin bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Giám sát bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Xử lý gia súc mắc bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
- Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Phòng bệnh và chống dịch bằng vắc-xin bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Tại mục 2 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về phòng bệnh và chống dịch bằng vắc-xin bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
2. Phòng bệnh và chống dịch bằng vắc-xin
2.1. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao và hướng dẫn cụ thể việc tiêm phòng vắc-xin cho phù hợp.
2.2. Khi có ổ dịch xảy ra, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng bao vây ổ dịch cho phù hợp.
Phòng bệnh và chống dịch bằng vắc-xin bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được thực hiện như sau:
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao và hướng dẫn cụ thể việc tiêm phòng vắc-xin cho phù hợp.
- Khi có ổ dịch xảy ra, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng bao vây ổ dịch cho phù hợp.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc phòng bệnh và chống dịch bằng vắc-xin được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám sát bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Theo mục 3 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về việc giám sát bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
3. Giám sát bệnh Xoắn khuẩn
3.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với động vật mới nuôi, trong khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
3.2. Giám sát bệnh Xoắn khuẩn
a) Giám sát định kỳ được áp dụng đối với trâu bò giống, dê giống, dê sữa, bò sữa và lợn giống. Mẫu xét nghiệm là máu, huyết thanh của động vật để kiểm tra kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.
b) Việc giám sát bệnh được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Xoắn khuẩn, trong đó có kế hoạch giám sát bệnh Xoắn khuẩn.
3.4. Trong quá trình giám sát bệnh Xoắn khuẩn, gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
Như vậy, việc giám sát bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn được thực hiện như sau:
- Giám sát định kỳ được áp dụng đối với trâu bò giống, dê giống, dê sữa, bò sữa và lợn giống. Mẫu xét nghiệm là máu, huyết thanh của động vật để kiểm tra kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.
- Việc giám sát bệnh được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Xử lý gia súc mắc bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Căn cứ mục 4 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định xử lý gia súc mắc bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, cụ thể như sau:
4. Xử lý gia súc mắc bệnh
4.1. Động vật mắc bệnh Xoắn khuẩn được xử lý như sau:
a) Tiêu hủy ngay động vật chết do bệnh.
b) Đối với động vật mắc bệnh: Cách ly, điều trị theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Trường hợp động vật mắc bệnh nặng, không có khả năng bình phục thì phải tiêu hủy.
c) Động vật khỏe mạnh trong cùng đàn phải được cách ly để chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh.
4.2. Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Xoắn khuẩn hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc bệnh Xoắn khuẩn.
4.3. Việc xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, động vật mắc bệnh Xoắn khuẩn được xử lý như sau:
- Tiêu hủy ngay động vật chết do bệnh.
- Đối với động vật mắc bệnh: Cách ly, điều trị theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Trường hợp động vật mắc bệnh nặng, không có khả năng bình phục thì phải tiêu hủy.
- Động vật khỏe mạnh trong cùng đàn phải được cách ly để chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh.
Chẩn đoán xét nghiệm bệnh Xoắn khuẩn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Căn cứ mục 5 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định:
5. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh
5.1. Mẫu bệnh phẩm là huyết thanh của động vật hoặc máu, nước tiểu, gan, thận của động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh.
5.2. Bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đựng trong lọ vô trùng đóng kín nắp, dán nhãn, ghi rõ bệnh phẩm đã lấy, bảo quản trong điều kiện lạnh khoảng 2°C đến 8°C và được chuyển đến phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận càng nhanh càng tốt.
5.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Xoắn khuẩn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-15:2011.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?