Hành vi vi phạm về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và chế tài xử phạt?
1. Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và chế tài xử phạt?
Căn cứ Điều 49 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:
Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trồng cấy nhân tạo loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm và vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mà không thông báo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt các loài chim nước, chim di cư tại khu bảo tồn đất ngập nước và vùng đất ngập nước quan trọng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Nghị định này.
3. Hành vi khai thác trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu vực di sản thiên nhiên, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị dưới 500.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 1.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
4. Hành vi khai thác trái phép đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu di sản thiên nhiên bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ ở ngoài khu di sản thiên nhiên, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
5. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu di sản thiên nhiên bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở ngoài khu di sản thiên nhiên, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có giá trị dưới 15.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
2. Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và chế tài xử phạt?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo tình trạng loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định.
2. Hành vi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo phục vụ mục đích thương mại không tuân thủ các quy định của pháp luật thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, khai báo nguồn gốc, lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã được phê duyệt tại Dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học ban hành kèm theo giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm: điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng; nguồn nhân lực; nguồn lực tài chính; thực hiện các quy trình về: nuôi dưỡng, chăm sóc loài; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền).
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai báo không đúng sự thật các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Hoạt động không có giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại điểm b khoản 5 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?