Gia đình có được từ chối Luật sư bào chữa cho con không?

Gia đình có quyền từ chối Luật sư bào chữa cho con không? Luật sư đăng ký bào chữa cần xuất trình những giấy tờ gì? Xin chào ban biên tập, con tôi bị bắt và cơ quan họ đang điều tra, qua giới thiệu thì gia đình đã thuê một Luật sư về để bào chưa, bảo vệ cho con, Luật sư cũng đã đăng ký bào chữa xong rồi, nhưng qua quá trình làm việc thì có vẻ Luật sư không chuyên nghiệp, giờ gia đình muốn từ chối và thay đổi Luật sư bào chữa thì có quyền yêu cầu không hay con chúng tôi mới có quyền từ chối bào chữa? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

1. Gia đình có quyền từ chối Luật sư bào chữa cho con không?

Căn cứ Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thay đổi hoặc từ chối người bào chữa như sau:

1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:

a) Người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Người thân thích của người bị buộc tội.

Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.

2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.

3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.

Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

Như vậy, người thân thích trong gia đình người bị buộc tội có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Do đó, anh/chị có quyền từ chối Luật sư bào chữa và thay đổi người bào chữa cho con. Việc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa phải có sự đồng ý của con anh/chị và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án.

2. Luật sư đăng ký bào chữa cần xuất trình những giấy tờ gì?

Theo Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục đăng ký bào chữa như sau:

1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.

2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật này thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;

b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

c) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

6. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:

a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;

b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.

7. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.

Theo đó, khi đăng ký bào chữa thì Luật sư phải xuất trình các giấy tờ được quy định ở trên.

Trân trọng!

Luật sư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Luật sư
Hỏi đáp Pháp luật
Khi hành nghề Luật sư cần lưu ý gì về bí mật thông tin của khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
14 quyền hạn của Luật sư trong vụ án hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc nhân ngày Kỷ niệm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam hay, ý nghĩa năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi): Thống nhất không quy định cụ thể chế độ lương của luật sư làm việc cho cơ quan nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ nhiệm luật sư: Thống nhất bổ sung tiêu chuẩn có bản lĩnh chính trị vững vàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam là ngày nào, thứ mấy 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư khi tham gia phiên tòa có bắt buộc phải mặc áo sơ mi trắng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 15/11/2024, Luật sư có hành vi xúc phạm danh dự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Được đăng ký tham dự khoá đào tạo nghề luật sư khi chỉ có bằng thạc sĩ luật mà không có bằng cử nhân luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Một luật sư có thể thành lập tối đa bao nhiêu công ty luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Luật sư
Phan Hồng Công Minh
902 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào