Có cần ghi nhãn với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt không?

Tôi cùng bạn tôi dự định kinh doanh thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt nhưng không biết là với loại thực phẩm này, pháp luật có quy định các nội dung cần ghi nhãn không? Trường hợp nào được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu? Mong Luật sư cùng ban biên tập tư vấn. Tôi cảm ơn.

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt có cần ghi nhãn không?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về nội dung ghi nhãn bắt buộc, theo đó:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải tuân thủ các quy định sau:
a) Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi các cụm từ sau: "Thực phẩm dinh dưỡng y học" và "Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế";
b) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: "Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)" trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.
2. Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.

Như vậy, để kinh doanh thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì bạn và bạn của bạn phải đảm bảo quy định về nội dung ghi nhãn bắt buộc nêu trên.

Có cần ghi nhãn với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt không?

Có cần ghi nhãn với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt không? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?

Theo Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi (bị bãi bỏ tại điểm đ Khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP); quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, căn cứ quy định nêu trên đối với số thực phẩm thuộc các trường hợp nêu trên thì được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm).

Trân trọng!

An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn thực phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Cục An toàn thực phẩm cần làm gì để triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho Tết 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng hóa chất không có thời hạn sử dụng để chế biến thực phẩm bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các lưu ý khi tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hà Nội yêu cầu đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng: Tăng cường kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm tại các nhà ăn tập thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý hình sự cá nhân buôn bán thực phẩm kém chất lượng theo Chỉ thị 38/CT-TTg 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm dựa theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức An toàn thực phẩm năm 2024 TP Đà Nẵng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm bao gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn thực phẩm
Nguyễn Minh Tài
694 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào