Chính phủ họp như thế nào?
Phiên họp của Chính phủ được quy định như thế nào?
Tại Điều 23 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP phiên họp của Chính phủ như sau:
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chính phủ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì và kết luận phiên họp hoặc một số nội dung của phiên họp.
Theo đó, Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chính phủ họp như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về việc chuẩn bị phiên họp Chính phủ ra sao?
Căn cứ Điều 24 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP chuẩn bị phiên họp của Chính phủ như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, hình thức, thời gian và chương trình phiên họp. Thành phần đại biểu dự họp thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy chế này.
2. Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Dự kiến nội dung, hình thức (trực tiếp, trực tuyến), thời gian, chương trình, kịch bản điều hành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Đôn đốc các cơ quan có liên quan gửi tài liệu phục vụ họp;
c) Mời họp, gửi tài liệu họp đến đại biểu, khách mời chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi họp, trừ trường hợp đặc biệt; phối hợp với cơ quan chủ trì đề án thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp;
d) Báo cáo thẩm tra về nội dung đề án trình ra phiên họp.
3. Các cơ quan chủ trì đề án có nhiệm vụ:
a) Đề xuất nội dung đưa vào Phiên họp Chính phủ thường kỳ, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Gửi hồ sơ, tài liệu họp qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (trừ tài liệu mật) chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi họp; gửi văn bản giấy đến Văn phòng Chính phủ theo yêu cầu;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp.
Như vậy, việc chuẩn bị phiên họp Chính phủ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trân trọng!
Nguyễn Thị Kim Dung
Chia sẻ trên Facebook
Cơ quan thuộc Chính phủ do ai thành lập? Số lượng cấp phó của cơ quan thuộc Chính phủ tối đa là bao nhiêu?
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 tại Quyết định số 260/QĐ-TTg quy định ra sao?
Chính phủ là gì? Vị trí chức năng của Chính phủ như thế nào?
Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt theo đề nghị của ai?
Phó Thủ tướng qua đời có tổ chức lễ Quốc tang không?
06 Nhiệm vụ chính tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 50-KL/TW.
Nội dung Chương trình giám sát các báo cáo của Chính phủ của Quốc hội năm 2024?
Năm 2023, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, trả nợ công của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng?
Chính phủ giao báo cáo tại phiên họp như thế nào?
Chính phủ họp như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?