Được nâng tối đa bao nhiêu bậc lương đối với người có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ?
Người có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ được nâng tối đa bao nhiêu bậc lương?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 40/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định nâng lương vượt bậc đối với cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
1. Người đang giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ trong đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ được nâng lương vượt bậc trong cùng hạng chức danh nếu không vi phạm kỷ luật và trong thời gian giữ bậc liền kề đạt một trong các thành tích sau:
a) Chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu và được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội;
b) Được tặng Huân chương của Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng;
c) Được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động;
d) Được tặng danh hiệu Chiến sỹ Thi đua toàn quốc.
2. Cá nhân đạt điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này được nâng lương vượt bậc không quá 02 bậc lương trong cùng hạng chức danh và không thực hiện nâng lương vượt bậc 02 lần liên tiếp.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nâng lương vượt bậc đối với chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng I, hạng II.
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ quyết định nâng lương vượt bậc đối với các hạng chức danh khoa học, chức danh công nghệ khác theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Như vậy, bạn phải đạt các điều kiện quy định tại Khoản 1 trên mới được nâng lương vượt bậc nhưng sẽ được nâng không quá 02 bậc lương trong cùng hạng chức danh và không thực hiện nâng lương vượt bậc 02 lần liên tiếp.
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ sẽ được tạo các điều kiện nào?
Theo Điều 8 Nghị định 40/2014/NĐ-CP cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được tạo các điều kiện làm việc sau đây:
1. Được tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện, trang thiết bị, vật tư, phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm và các điều kiện cần thiết khác từ kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức có hoạt động khoa học và công nghệ để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, ngành, địa phương xem xét hỗ trợ kinh phí tham gia hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; công bố kết quả khoa học và công nghệ trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài đối với sáng chế và giống cây trồng, trừ trường hợp kinh phí thực hiện các nội dung nêu trên đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
3. Được các thư viện, tổ chức thông tin khoa học và công nghệ công lập tạo điều kiện tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ để thực hiện nhiệm vụ.
4. Cá nhân được bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng I trong các đơn vị sự nghiệp công lập được hỗ trợ kinh phí sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia khi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoa học và công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?