Vấn đề về quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu của Bộ Y tế?
Quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu của Bộ Y tế?
Căn cứ Điều 12 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:
Quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm quản lý văn bản gửi đến Bộ, xử lý văn bản đến và quản lý văn bản phát hành, văn bản đi theo quy định của pháp luật và Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ giao các đơn vị, báo cáo tại cuộc họp giao ban Lãnh đạo Bộ.
2. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách về tình hình xử lý văn bản, quản lý hồ sơ, tài liệu của đơn vị mình; chỉ đạo công chức, viên chức của đơn vị cập nhật đầy đủ văn bản và thông tin về quá trình xử lý văn bản trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành văn bản điện tử của Bộ và báo cáo Bộ theo quy định.
3. Công chức, viên chức có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý văn bản theo sự phân công của Lãnh đạo đơn vị; lập hồ sơ công việc, quản lý hồ sơ, tài liệu và thực hiện chế độ bảo mật theo quy định; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định.
4. Trong trường hợp chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, công chức, viên chức phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người thay thế. Nội dung bàn giao phải được thể hiện bằng văn bản và có xác nhận của Lãnh đạo phụ trách trực tiếp hoặc Lãnh đạo Bộ đối với trường hợp là Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.
Thẩm quyền ký văn bản của Bộ Y tế?
Theo Điều 13 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:
Thẩm quyền ký văn bản
1. Bộ trưởng ký các văn bản sau:
a) Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; văn bản quản lý hành chính của Bộ, các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ theo quy định của pháp luật.
b) Các văn bản trình các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
c) Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản, hiệp định được Chính phủ ủy quyền.
d) Phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Bộ.
đ) Văn bản ủy quyền cho Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Khi đã được ủy quyền bằng văn bản thì được ký thừa ủy quyền và được dùng con dấu của Bộ.
e) Các văn bản phức tạp có liên quan tới nhiều lĩnh vực hoặc văn bản khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết.
2. Bộ trưởng giao các Thứ trưởng ký thay các văn bản sau:
a) Văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công.
b) Văn bản, quyết định theo quy định của pháp luật và của Bộ về phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức cán bộ, tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Bộ.
c) Văn bản góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản góp ý các dự thảo Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; văn bản thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
d) Các văn bản góp ý, cung cấp ý kiến pháp lý theo yêu cầu của Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Trung ương và các Ban xây dựng Đảng.
đ) Các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ quy định tại khoản 3 Điều này có nội dung phức tạp, còn ý kiến khác nhau giữa các Bộ, ngành trung ương nếu Thứ trưởng thấy cần thiết.
e) Văn bản khác theo sự phân công của Bộ trưởng.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ ký thừa ủy quyền Bộ trưởng theo quy định của pháp luật và ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản sau:
a) Văn bản trả lời kiến nghị về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị.
b) Văn bản góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trừ các văn bản được quy định tại điểm c khoản 2 Điều này) và văn bản khác gửi các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Văn bản khác khi được Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng giao.
4. Thủ trưởng các đơn vị ký Nội quy, Quy chế của đơn vị; văn bản hành chính phục vụ hoạt động quản lý, điều hành đơn vị; văn bản hành chính gửi Lãnh đạo Bộ hoặc các đơn vị thuộc Bộ.
5. Tổng Cục trưởng, Cục trưởng ký các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, văn bản, quyết định theo quy định của pháp luật và của Bộ về phân cấp, ủy quyền trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; ký hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
6. Chánh Thanh tra Bộ ký các văn bản về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, văn bản, quyết định theo quy định của pháp luật và của Bộ về phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, quản lý tổ chức cán bộ, tài chính, tài sản nhà nước thuộc Bộ Y tế; ký hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
7. Chánh Văn phòng Bộ ký thừa lệnh Bộ trưởng đối với các văn bản phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ; các văn bản thông báo, truyền đạt ý kiến chỉ đạo và kết luận của Lãnh đạo Bộ; chương trình công tác tuần, văn bản đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện chương trình công tác, văn bản theo quy định về phân cấp và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước của Bộ; giấy giới thiệu công tác; văn bản hành chính; văn bản hướng dẫn về công tác văn phòng, lưu trữ, bảo vệ; báo cáo công tác; giấy mời họp; hợp đồng để thực hiện các nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo quy định; sao các văn bản đã ban hành.
8. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký thừa lệnh Bộ trưởng đối với các văn bản, giấy tờ về công tác cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
9. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ ký các văn bản, giấy tờ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; văn bản, quyết định theo quy định của pháp luật và của Bộ về phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức cán bộ, tài chính, tài sản nhà nước thuộc Bộ; hợp đồng và các văn bản khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
10. Văn bản ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền Bộ trưởng phải được gửi báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phân công cấp phó ký thay một số văn bản theo lĩnh vực công tác được giao và các công việc cụ thể, phải báo cáo Lãnh đạo Bộ.
11. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ phải ký văn bản trình, báo cáo Lãnh đạo Bộ và trách nhiệm với dự thảo văn bản, đề án thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, phải chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về nội dung của văn bản, đề án đó. Phó Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chi được ký vào văn bản trình, báo cáo Lãnh đạo Bộ, ký trách nhiệm trong trường hợp được sự ủy quyền hoặc phân công của Thủ trưởng đơn vị.
12. Trưởng phòng thuộc các đơn vị có con dấu riêng ký thừa lệnh Thủ trưởng đơn vị các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị theo quy định hoặc theo ủy quyền của Thủ trưởng đơn vị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Thẻ trợ giúp viên pháp lý được cấp lại trong trường hợp nào?
- Người được miễn đào tạo nghề luật sư là ai?
- Bảng lương của Thống kê viên trung cấp hiện nay là bao nhiêu?
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Có ký hiệu là gì?