-
Hỏi đáp về Thừa phát lại
-
Văn phòng thừa phát lại
-
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
-
Trưởng văn phòng thừa phát lại
-
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
-
Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
-
Thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại
-
Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
-
Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
-
Vi bằng
-
Thừa phát lại
-
Tổ chức thi hành án
-
Tống đạt giấy tờ
Báo cáo định kỳ bao nhiêu tháng một lần đối với văn phòng Thừa phát lại?
Văn phòng Thừa phát lại mấy tháng phải báo cáo định kỳ một lần?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về chế độ thông tin, báo cáo như sau:
1. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động của mình.
Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương.
Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.
2. Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát về hoạt động, quản lý tài chính, thuế theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về sổ sách, biểu mẫu, giấy tờ, chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
Như vậy, đối với văn phòng Thừa phát lại cứ định kỳ 06 tháng một lần và hằng năm phải thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động của mình.
Ở huyện được phép thành lập bao nhiêu văn phòng Thừa phát lại?
Theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định việc thành lập văn phòng Thừa phát lại như sau:
1. Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
a) Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
b) Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
c) Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
d) Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
Theo đó, ở đơn vị hành chính huyện không phải là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thì chỉ được phép thành lập không quá 01 văn phòng Thừa phát lại.
Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh
- Mức giá trần vé máy bay nội địa hiện nay được quy định như thế nào? Bán vé máy bay vượt mức giá trần, hãng hàng không có bị xử phạt?
- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng các yêu cầu nào? Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép gì?
- Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam được quy định thế nào? Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán từ công ty nước ngoài được không?
- Học sinh dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý thì ai có trách nhiệm bồi thường?
- Trường hợp nào giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bị đề nghị miễn nhiệm?