Thắt ống dẫn tinh lao động nam có được nghỉ việc hưởng chế độ hay không?
Lao động nam có được nghỉ việc hưởng chế độ khi thắt ống dẫn tinh hay không?
Cho hỏi lao động nam đi thắt ống dẫn tinh có được nghỉ việc hưởng chế độ BHXH không? Mong được hỗ trợ.
Thắt ống dẫn tinh là một trong những biện pháp triệt sản ở nam giới. Người lao động không phân biệt nam, nữ khi thực hiện biện pháp triệt sản sẽ được hưởng chế độ thai sản (Điểm đ Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Cụ thể Điều 37 Luật này có quy định: Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, trường hợp lao động nam thực hiện thắt ống dẫn tinh (triệt sản) sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa là 15 ngày theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian hưởng chế độ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Người lao động cách ly 21 ngày tại khu cách ly tập trung có được hưởng chế độ ốm đau không?
Cho hỏi: Người lao động cách ly 21 ngày tại khu cách ly tập trung có được hưởng chế độ ốm đau không? Mong sớm nhận hồi đáp.
Tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Người lao động không đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản thì báo tăng hay giảm lao động?
Cho tôi hỏi: Người lao động không đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản thì báo tăng hay giảm lao động?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Và căn cứ quy định hiện hành thì một số trường hợp phải báo giảm lao động gồm:
- Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;
- Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng;
- Người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
- Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động;
... Các trường hợp phải báo tăng lao động gồm:
- Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động;
- Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ không lương 14 ngày trở lên trong tháng;
- Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng;
- Người lao động hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đi làm lại;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động sau khi hết thời gian nghỉ thai sản không tiếp tục đi làm lại thì có nghĩa là người lao động đó đã nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, vậy nên trường hợp này doanh nghiệp báo giảm lao động theo trường hợp nghỉ việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lao động nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?