Có bằng đại học có được kinh doanh vận tải đường sắt hay không?

Có bằng đại học có được kinh doanh vận tải đường sắt hay không? Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt? Tôi tốt nghiệp trường đại học với tấm bằng cử nhân ngành vận tải đường sắt và đã làm việc trong ngành này được hơn 03 năm thì giờ tôi muốn tự kinh doanh vận tải đường sắt có được hay không? Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?

Có bằng đại học có được kinh doanh vận tải đường sắt hay không?

Tại Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt như sau:

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.
2. Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.
3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

Theo đó, việc bạn có trình độ đại học ngành vận tải đường sắt, làm việc trong ngành này được hơn 03 năm thì bạn vẫn chưa đủ điều kiện để kinh doanh vận tải đường sắt vì còn thiếu điều kiện về bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.

Kinh doanh vận tải đường sắt (Hình từ Internet)

Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 65/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 01/2022/NĐ-CP về niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt như sau:

1. Đối với đầu máy, toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị: Không quá 40 năm.
2. Đối với toa xe chở hàng chạy trên đường sắt chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: Không quá 45 năm.
3. Không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đối với việc thực hiện cứu hộ cứu nạn; dồn dịch trong ga, cảng, trong đề-pô, trong nội bộ nhà máy; điều chuyển giữa các ga, các đề-pô; các đầu máy hơi nước kéo đoàn tàu du lịch; toa xe mặt võng chuyên vận tải phục vụ an ninh, quốc phòng và các loại phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
4. Đối với phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng không quá 10 năm đối với toa xe chở khách, đầu máy, toa xe đường sắt đô thị và không quá 15 năm đối với toa xe chở hàng.
5. Thời điểm tính niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt được tính từ thời điểm phương tiện đóng mới được cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tổ chức đăng kiểm hoặc được cấp chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất.
6. Phương tiện giao thông đường sắt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này khi hết niên hạn sử dụng được chuyển thành phương tiện không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt được áp dụng theo quy định nêu trên.

Tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt?

Tại Điều 6 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt, theo đó:

Điểm đen tai nạn giao thông đường sắt được xác định dựa trên số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm xảy ra tai nạn lần gần nhất thuộc các trường hợp sau:
1. Vị trí xảy ra từ 01 vụ tai nạn rất nghiêm trọng trở lên.
2. Vị trí xảy ra từ 02 vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên.
3. Vị trí xảy ra từ 03 vụ tai nạn ít nghiêm trọng trở lên.

Tiêu chí để xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt là dựa trên số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm xảy ra tai nạn lần gần nhất thuộc các trường hợp sau:

1. Vị trí xảy ra từ 01 vụ tai nạn rất nghiêm trọng trở lên.

2. Vị trí xảy ra từ 02 vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên.

3. Vị trí xảy ra từ 03 vụ tai nạn ít nghiêm trọng trở lên.

Trân trọng!

Kinh doanh vận tải
Kinh doanh vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt
Bằng đại học
Đường sắt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vận tải
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách cần những điều kiện gì?​
Hỏi đáp pháp luật
Pháo hiệu và đuốc của đường sắt
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 05 đơn xin tạm dừng lưu hành xe kinh doanh vận tải mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp đổi lại biển đổi biển vàng sang biển trắng gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp tạm dừng lưu hành có phải trả phí đường bộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ô tô gia đình có bắt buộc lắp hộp đen không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các cửa khẩu, tuyến đường vận tải hành khách ASEAN kể từ ngày 01/3/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vận tải
Nguyễn Minh Tài
861 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào