Nội dung kế hoạch kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Nội dung của kế hoạch kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ Tiết 1 Tiểu mục II Mục A Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 147/QĐ-TANDTC quy định về nội dung như sau:
II. Nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra
1. Nội dung
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Tòa án nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng; việc ban hành các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng.
b) Việc tổ chức phát động, triển khai tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của Tòa án nhân dân, cụ thể: phong trào thi đua “Vì Công lý”; phong trào thi đua “Tòa án nhân dân cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”; phong trào thi đua 6 tháng cuối năm 2022... gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, các sự kiện chính trị, ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, dân tộc và của Tòa án nhân dân (xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động, đăng ký, ký kết giao ước thi đua, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua).
c) Việc hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương tổ chức phát động và các cuộc vận động của Trung ương, địa phương (báo cáo riêng từng phong trào thi đua).
d) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua trong công tác chuyên môn; thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử: triển khai thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm; công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án; tổ chức phiên tòa trực tuyến và các công tác khác của cơ quan, đơn vị (có biểu thống kê chi tiết).
đ) Công tác tuyên truyền và xây dựng điển hình tiên tiến (xây dựng kế hoạch, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến, số lượng điển hình tiên tiến được xây dựng, số lượng điển hình tiên tiến mới được phát hiện).
e) Công tác khen thưởng (chấp hành các quy định về thủ tục, hồ sơ, quy trình bình xét, đề nghị khen thưởng, chỉ tiêu thi đua, khen thưởng; việc quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng. Số lượng tập thể, cá nhân được khen thưởng; các hình thức khen thưởng; tỷ lệ cá nhân không giữ chức vụ được khen thưởng...).
Đối tượng của kế hoạch kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ Tiết 2 Tiểu mục II Mục A Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 147/QĐ-TANDTC quy định về đối tượng như sau:
2. Đối tượng
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân và Thủ trưởng các đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua Tòa án nhân dân năm 2022 thống nhất đối tượng các đơn vị thành viên trong Cụm được kiểm tra theo tiêu chí sau:
- Đơn vị có bề dày thành tích, nhiều năm đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của Tòa án nhân dân và đã được khen thưởng cao.
- Đơn vị có nhiều phong trào thi đua nổi trội, điển hình, có nhiều kinh nghiệm hay; sáng kiến, mô hình mới; cách làm hiệu quả trong tổ chức, phát động phong trào thi đua, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn.
- Đơn vị tổ chức, phát động phong trào thi đua còn hình thức, chung chung, chưa hiệu quả, nhiều năm chưa có thành tích cao, chưa đạt các chỉ tiêu thi đua, nhiệm vụ công tác chuyên môn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Bằng lái xe nếu đã hết hạn quá 3 tháng sẽ phải thi lại không?
- Từ ngày 01/07/2025, mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là bao nhiêu?
- Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông gặp biển nào không được phép đi vào?
- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được tiến hành như thế nào?