Mở trang trại nuôi chuột đồng được hay không?
Mở trang trại nuôi chuột đồng được không?
Căn cứ Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 8 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về giải thích như sau:
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Theo đó, các động vật ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì có thể chăn nuôi các động vật khác.
Căn cứ Phụ lục I Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP thì chuột đồng không thuộc động động rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Căn cứ Phụ lục I Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP thì chuột đồng không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Căn cứ Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) thì chuột đồng cũng không là động vật hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Căn cứ Khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chuột đồng là động vật được phép chăn nuôi nên bạn có thể chăn nuôi chuột động trong khu vực hợp pháp nhưng bạn phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định trên.
Chăn nuôi chuột đồng trong khu dân cư được không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi như sau:
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
Theo đó, bạn có thể chăn nuôi chuột đồng trong khu dân cư được phép chăn nuôi, tùy mỗi khu dân cư mà sẽ có quy định về khu vực không được phép chăn nuôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?