Nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp đến năm 2030 như nào?

Nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp đến năm 2030? Nhiệm vụ chủ động đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2030.

Nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp đến năm 2030?

Căn cứ Tiểu mục 7 Mục IV Điều 1 Quyết định 569/QĐ-TTg năm 2022 quy định về thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp như sau:

a) Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin công nghệ trong nước và quốc tế. Xây dựng, cung cấp các công cụ và dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ để định hướng cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng các trung tâm dịch vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tư vấn, môi giới về công nghệ do Nhà nước thành lập hoặc thông qua hỗ trợ tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các trung tâm tư vấn của tư nhân với doanh nghiệp.

b) Rà soát, sửa đổi đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, tín dụng và quy định pháp luật về khoa học và công nghệ để triển khai có hiệu quả các cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp cho đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Rút ngắn thời gian khấu hao máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Xây dựng và thực hiện cơ chế ưu đãi thuế hàng năm cho doanh nghiệp theo doanh thu phát sinh thực tế từ các hoạt động trong danh mục hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Có cơ chế khấu trừ thuế thu nhập cho cá nhân, doanh nghiệp đối với khoản tài trợ cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của viện nghiên cứu, trường đại học.

c) Thúc đẩy hình thành và phát triển bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp trong nước đạt trình độ công nghệ hàng đầu của khu vực. Rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện hành lang pháp lý cho phép sử dụng kết quả khoa học và công nghệ/tài sản trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

d) Đẩy mạnh chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI có sử dụng lao động trình độ cao người Việt Nam và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam để thúc đẩy mục tiêu lan tỏa công nghệ. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước liên doanh với doanh nghiệp FDI. Thành lập các viện nghiên cứu bên cạnh các doanh nghiệp FDI để học hỏi.

đ) Tập trung triển khai các giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ, các giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tiếp tục nâng cao môi trường cạnh tranh trong thương mại, nâng cao tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ lưu hành trong nước, hỗ trợ triển khai rộng rãi các công cụ và phương pháp quản lý tài sản trí tuệ, kịp thời ban hành các tiêu chuẩn mới ứng với công nghệ mới, đổi mới hoạt động hỗ trợ về hàng rào kỹ thuật (TBT) nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách về mua sắm công để tạo động lực khuyến khích cho việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước. Tiếp tục hỗ trợ, phát triển, thúc đẩy chuyển đổi số hệ thống các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tìm kiếm, đánh giá, định giá, môi giới, thử nghiệm, chuyển giao công nghệ. Kết nối các sàn giao dịch công nghệ với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương tạo thành mạng lưới thống nhất, toàn diện để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Rà soát, đánh giá, hoàn thiện chính sách về nhập công nghệ (ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ,...) để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài.

e) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, triển khai các cơ chế, chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sử dụng các giải pháp công nghệ cao, công nghệ mới, chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước thay cho nhập khẩu từ nước ngoài.

g) Tăng cường hỗ trợ hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm thúc đẩy liên kết các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa các doanh nghiệp. Xây dựng mạng lưới tư vấn viên tư vấn trực tiếp cho các doanh nghiệp về quản trị công nghệ và quản lý doanh nghiệp thông qua các hiệp hội.

Nhiệm vụ chủ động đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2030

Theo Tiểu mục 8 Mục IV Điều 1 Quyết định 569/QĐ-TTg năm 2022 quy định về chủ động đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như sau:

a) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ, triển khai các mô hình, giải pháp đổi mới sáng tạo, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa. Thúc đẩy nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ trong các thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.

b) Chủ động mở rộng hợp tác quốc tế hướng vào hỗ trợ một số lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm đạt trình độ quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, chuyển giao các mô hình quản lý về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiên tiến phục vụ nâng cao năng lực của bộ máy quản lý các cấp.

c) Chủ động tham gia đóng góp có hiệu quả vào xây dựng khuôn khổ, luật pháp quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chủ động tham gia các liên minh nghiên cứu quốc tế về các vấn đề mới phát sinh như vắc-xin COVID, biến đổi khí hậu,... Nhà nước tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào các liên minh nghiên cứu quốc tế (giới thiệu, bảo lãnh cho doanh nghiệp Việt Nam để tham gia nghiên cứu và tiếp nhận chuyển giao công nghệ,...).

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan, thuế trong 02 năm liên tục có được áp dụng chế độ ưu tiên trong hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chia doanh nghiệp là gì? Tách doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong trong lĩnh vực hải quan mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao có phải là nhiệm vụ chủ yếu của phát triển công nghệ cao trong công nghiệp tập trung?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí cung cấp thông tin Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 07-1/CC Mẫu Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang tham gia tố tụng mà doanh nghiệp bị giải thể thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể đăng ký ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty có được quyền rút phần vốn góp hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Phan Hồng Công Minh
201 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào