-
Cán bộ
-
Bổ nhiệm cán bộ
-
Đánh giá cán bộ
-
Quy hoạch cán bộ
-
Luân chuyển cán bộ
-
Điều động cán bộ
-
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
-
Cán bộ cấp xã
-
Miễn nhiệm cán bộ
-
Nghỉ hưu đối với cán bộ
-
Lương cán bộ
-
Cán bộ xin thôi làm nhiệm vụ
-
Cán bộ xin từ chức
-
Tinh giản biên chế cán bộ
-
Bổ nhiệm lại cán bộ
-
Công tác quản lý cán bộ
-
Biệt phái cán bộ
-
Cán bộ cấp huyện
-
Cán bộ cấp tỉnh
-
Cán bộ cấp trung ương
-
Bầu cử cán bộ
-
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo như thế nào?
Kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo
Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT quy định về kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo như sau:
1. Các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp. Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) phê duyệt trước ngày 15/12/2020 để triển khai thực hiện.
2. Nội dung chính của kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, bao gồm:
a) Số lượng, danh sách giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo từng đối tượng quy định Điều 3, Điều 4 Thông tư này;
b) Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm khác tại cơ sở giáo dục đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
c) Việc giải quyết chế độ hưu trí, thôi việc, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tinh giản biên chế đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 và khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư này;
d) Nội dung, thời gian và hình thức tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch.
Trách nhiệm của các cơ quan, cơ sở trong việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT về tổ chức thực hiện như sau:
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này;
b) Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp, sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo; bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện việc bồi dưỡng; nguồn kinh phí để thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục;
b) Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo;
c) Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo được bố trí sang vị trí việc làm khác;
d) Chỉ đạo thực hiện các quy định về nghỉ hưu, thôi việc, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tinh giản biên chế đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 và khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện Thông tư này theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo được bố trí sang vị trí việc làm khác;
c) Kiểm tra, giám sát và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của tỉnh và các nội dung khác theo yêu cầu.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Phê duyệt kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo;
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch;
c) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ và các phòng ban liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được bố trí sang vị trí việc làm khác;
d) Giải quyết chế độ hưu trí, thôi việc, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tinh giản biên chế đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 và khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
5. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo
a) Các cơ sở giáo dục xác định, lập danh sách và đề xuất phương án sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Thông tư này;
b) Triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo;
c) Tạo điều kiện để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tham gia bồi dưỡng theo quy định; giải quyết chế độ, chính sách cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Trân trọng!

- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?