việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp không lập biên bản và có lập biên bản quy định thế nào?

Xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp không lập biên bản và có lập biên bản quy định ra sao?

Việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp không lập biên bản

Theo Điều 14 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp không lập biên bản như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không lập biên bản thực hiện theo các bước sau:

1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo Mẫu quyết định số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).

3. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì căn cứ quy định tại các điều 86, 87 và Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 để tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

4. Lập và lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.

Việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp có lập biên bản

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp có lập biên bản như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có lập biên bản thực hiện theo các bước sau:

1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

2. Lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và theo Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

Trường hợp vụ việc vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 20 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP và tổ chức thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

3. Lập hồ sơ vụ việc vi phạm báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý tham mưu với người có thẩm quyền giao thực hiện hoặc đề xuất người có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.

4. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công giải quyết hồ sơ phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:

a) Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính nếu có các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020; điền các thông tin vào Mẫu biên bản số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ; xác định thẩm quyền xử phạt (nếu có);

b) Căn cứ hồ sơ vụ việc vi phạm và kết quả thực hiện nội dung tại điểm a khoản 5 Điều này: Dự thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP nếu vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt: Dự thảo các văn bản sau đây để báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ; Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 14 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP (nếu có) hoặc Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Mẫu quyết định số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP trong trường hợp không ra quyết định xử phạt theo quy định (nếu có). Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại mục 9 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Sau khi quyết định xử phạt, quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (nếu có), quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;

d) Gửi quyết định xử phạt, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có), quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) cho cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

6. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách tổ chức thi hành quyết định xử phạt, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có), quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); phân công cán bộ, chiến sĩ theo dõi việc thi hành quyết định của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 để tổ chức tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

7. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến đề nghị xử phạt đối với những vụ cháy, nổ thì thực hiện theo các bước sau:

a) Lãnh đạo, chỉ huy phân công cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính và xem xét thành phần hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ đề nghị bổ sung hồ sơ;

b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp chưa đủ căn cứ để đề xuất việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tham mưu với lãnh đạo, chỉ huy đơn vị báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để có ý kiến chỉ đạo;

Trường hợp đã xác định và thống nhất về các dấu hiệu vi phạm hành chính trong hồ sơ thì thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này;

Dự thảo văn bản thông báo kết quả giải quyết hồ sơ, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký gửi cho đơn vị đã chuyển hồ sơ trước đó bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 55/2020/TT-BCA ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân.

8. Lập và lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.

Trân trọng!

Lập biên bản vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Lập biên bản vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Biên bản về việc cá nhân vi phạm không nhận quyết định XPVPHC có gửi về cơ quan đã ban hành quyết định?
Hỏi đáp pháp luật
việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp không lập biên bản và có lập biên bản quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau có bị lập biên bản hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về lập biên bản trong trường hợp vắng người vi phạm.
Hỏi đáp pháp luật
Ai là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ?
Hỏi đáp pháp luật
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt được quy định thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lập biên bản vi phạm hành chính
657 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lập biên bản vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lập biên bản vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào