Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 thì:
"1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 71, 72 và 73 của Nghị định này;
b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
d) Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
đ) Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm l Khoản 2, Điểm e Khoản 4 Điều 28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ."

Thư Viện Pháp Luật
- Hồ sơ đăng ký thường trú trong trường hợp công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm những giấy tờ nào?
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện nào? Đất để phát triển nhà ở xã hội bao gồm những nhóm đất nào?
- Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đăng ký thường trú trong trường hợp vợ về ở với chồng gồm các tài liệu gì? Thời hạn đăng ký thường trú có lâu không?
- Dịch vụ kiến trúc bao gồm các loại nào? Điều kiện để hành nghề kiến trúc đối với tổ chức là gì?