-
Cán bộ
-
Bổ nhiệm cán bộ
-
Đánh giá cán bộ
-
Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức
-
Quy hoạch cán bộ
-
Luân chuyển cán bộ
-
Điều động cán bộ
-
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
-
Cán bộ cấp xã
-
Miễn nhiệm cán bộ
-
Bồi dưỡng cán bộ
-
Nghỉ hưu đối với cán bộ
-
Lương cán bộ
-
Tinh giản biên chế cán bộ
-
Bổ nhiệm lại cán bộ
-
Công tác quản lý cán bộ
-
Biệt phái cán bộ
-
Cán bộ cấp huyện
-
Cán bộ cấp tỉnh
-
Cán bộ cấp trung ương
-
Bầu cử cán bộ
-
Quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ

Chứng chỉ đào tạo liên tục của cán bộ y tế có dùng làm chứng chỉ đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn được không?
Chứng chỉ đào tạo liên tục có thể dùng làm chứng chỉ đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn không?
Tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có quy định.
Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đã được cấp;
- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp với thời gian đào tạo tối thiểu là 6 tháng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị bổ sung.
Như vậy, chứng nhận và chứng chỉ đào tạo mà anh/chị sử dụng để đề nghị bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn thuộc dạng chứng chỉ đạo tạo liên tục cho cán bộ y tế thuộc trường hợp loại trừ của quy định. Do đó, chứng chỉ này sẽ không được xem là hợp lệ và không thể dùng để để nghị bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn.
Đào tạo liên tục gồm có những hình thức nào?
Theo Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BYT bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BYT quy định về các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi như sau:
1. Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm.
3. Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo quy định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
4. Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.
...
6. Việc quy đổi thời gian đào tạo liên tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này do Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục quyết định theo nguyên tắc căn cứ vào chương trình, thời lượng, nội dung chuyên môn trong đào tạo liên tục và các quy định hiện hành khác
Trân trọng!

Võ Ngọc Nhi
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng thực hiện trước khi hay sau khi ký hợp đồng với nhà thầu?
- Thuyền viên làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài cần báo trước bao nhiêu ngày trước khi nghỉ việc?
- Lực lượng kiểm lâm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm quy định như thế nào?
- Nhận thừa kế bất động sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào?