Quy định về trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ công an trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ công an trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quy định tại Điều 11 Thông tư 139/2020/TT-BCA, cụ thể:
- Trực chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
+ Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; các nguyên tắc, phương pháp, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương án, kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quân số thường trực, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ; số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng của các loại phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tình hình, đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của các cơ sở trên địa bàn quản lý;
+ Tổ chức giao, nhận ca thường trực và kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng, phương tiện trong ca thường trực;
+ Tổ chức các hoạt động khác của đơn vị theo chương trình, kế hoạch công tác.
- Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố;
+ Tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn theo quy định.
- Cán bộ, chiến sĩ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
+ Phải thường xuyên có mặt tại trụ sở doanh trại; khi có lệnh báo động phải nhanh chóng mặc trang phục, mang đủ thiết bị bảo hộ cá nhân, lên phương tiện thường trực và nổ máy sẵn sàng xuất phát, chờ lệnh của người chỉ huy.
Thời gian cán bộ, chiến sĩ lên phương tiện và nổ máy sẵn sàng xuất phát kể từ khi có lệnh báo động: Đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới đường bộ không quá 90 giây; đối với tàu, xuồng, ca nô không quá 180 giây;
+ Nắm vững chức trách, nhiệm vụ được giao trong ca thường trực; thuần thục các kỹ thuật cá nhân, đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; sử dụng thành thạo phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được giao quản lý trong ca thường trực; lái xe, lái tàu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông và bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ;
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động và bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được giao quản lý theo quy định. Trường hợp phát hiện phương tiện không sử dụng được hoặc cần bổ sung, thay thế phải báo cáo trực chỉ huy để bổ sung, thay thế hoặc khắc phục kịp thời;
+ Trong thời gian tham gia các hoạt động học tập, tập luyện, thực tập phương án phải bảo đảm sẵn sàng đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh;
+ Thực hiện đầy đủ việc ghi chép các loại sổ sách và các nhiệm vụ khác được chỉ huy, cấp trên giao; tham gia giao, nhận ca thường trực đầy đủ theo quy định.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?