Bố trí nhân viên làm 12h/ngày không nghỉ giữa giờ có đúng luật?

Bên em cũng có vị trí bảo vệ, ca làm việc là 12 tiếng. Nếu làm thêm giờ làm ngày nghỉ đủ 1 ca 12 tiếng thì có sai luật không? Vì chỉ có 1 vị trí bảo vệ trong công ty, nếu cho nghỉ 1 tiếng thì không ai trông coi công ty. 

Thứ nhất, về nghỉ ngơi trong giờ làm việc.

Điều 108 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Và theo Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì:

1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

Như vậy, về nguyên tắc thì công ty cần bố trí cho NLĐ làm việc liên tục 08 giờ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

Trường hợp tăng ca, từ 10 giờ trở lên thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. Do đó công ty bạn cần thực hiện đúng nội dung này.

Thứ hai, vấn đề làm tăng ca.

Điều 104 Bộ luật lao động 2012 quy định:

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Và theo Điều 106 Bộ luật này thì:

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Như vậy, công ty được bố trí cho nhân viên bảo vệ làm 12h/ngày. Tuy nhiên, cần đảm bảo "số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm...".

Cũng lưu ý đối với nhân viên bảo vệ này cũng phải tuân thủ thời gian nghỉ ngơi như đã trình bày ở trên.

Trân trọng!

Nghỉ giữa giờ
Hỏi đáp mới nhất về Nghỉ giữa giờ
Hỏi đáp pháp luật
NLĐ làm việc vào giờ nghỉ trưa thì có được về sớm vào buổi chiều không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc của người lao động
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ giữa giờ làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ giữa giờ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian nghỉ giữa giờ là bao nhiêu khi làm việc liên tục 08 giờ?
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ giữa giờ làm việc theo Bộ luật lao động 1994
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian nghỉ giữa giờ khi làm việc vào ban đêm
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian nghỉ giữa giờ có được cộng vào thời gian làm việc?
Hỏi đáp pháp luật
Bố trí nhân viên làm 12h/ngày không nghỉ giữa giờ có đúng luật?
Hỏi đáp pháp luật
Có được nghỉ giữa giờ tăng ca không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghỉ giữa giờ
1,429 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nghỉ giữa giờ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ giữa giờ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào