Cán bộ kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ bị kỷ luật thế nào?
Theo Điều 89 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (biện pháp xử lý hành chính) từ 03 tháng đến 06 tháng. Theo đó, việc cán bộ quản lý yêu cầu áp dụng biện pháp này thêm 02 tháng mà không đưa ra lý do nào là trái với quy định.
Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/7/2020) quy định hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
- Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật;
- Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính;
- Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra;
- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra.
=> Như vậy, hành vi của cán bộ đã vi phạm quy định kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nên sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Trên đây là nội dung hỗ trợ!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?