Cán bộ, công chức xử phạt vi phạm hành chính không đúng thầm quyền bị xử lý thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/7/2020) quy định hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
- Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định pháp luật;
- Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện;
- Tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;
- Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra;
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì công chức xử phạt hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không đúng thẩm quyền sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách.
Trên đây là nội dung hỗ trợ!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công được hiểu như thế nào?
- Ngày 1 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Xem lịch dương tháng 2 năm 2025?
- Trẻ em ngồi trước xe máy có bị phạt không? Lỗi chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi trước xe máy mà gây tai nạn giao thông phạt đến 14 triệu?