Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng viên trung cấp được dạy tại trường trung học không?

Tôi hiện đã tốt nghiệp Đại học ngành Văn học và có văn bằng 2 về Ngôn ngữ Anh. Tôi đã có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Trung cấp chuyên nghiệp. Tôi muốn hỏi anh/chị, về điều kiện để trở thành giáo viên hệ Trung học. Tôi đã nộp hồ sơ ứng tuyển giáo viên Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông. Tuy nhiên, bộ phận Nhân sự của Trường báo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của tôi không phù hợp với yêu cầu của giáo viên trung học phổ thông. Tôi có tìm hiểu trên mạng thì được biết, ngày 27/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định 1090/QĐ-BGDĐT về việc TẠM DỪNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NHỮNG NGƯỜI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MUỐN TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi Quyết định 1090 này hiện còn hiệu lực không? Nếu không, tôi có thể đăng ký học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để dạy trung học phổ thông ở đâu? Với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Trung cấp chuyên nghiệp tôi đang có, tôi có đủ điều kiện để giảng dạy Ngữ văn hoặc tiếng Anh hệ Trung học cơ sở/Tiểu học không? Và theo quy định nào ạ? Cám ơn Luật sư.

- Thứ nhất, Quyết định 1090/QĐ-BGDĐT năm 2014 vẫn còn hiệu lực nên sẽ không được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT.

- Thứ hai, tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên trung học cơ sở bao gồm:

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học sư phạm trở lên hoặc cao đẳng, đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

+ Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

=> Theo quy định trên thì để làm giáo viên THCS thì bạn phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.

- Thứ ba, tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên tiểu học bao gồm:

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học sư phạm tiểu học hoặc trung cấp, cao đẳng, đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên;

+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

+ Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

=> Như vậy, để được dạy tiểu học thì bạn phải tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học sư phạm thì mới được giảng dạy.

Kết luận: Với việc bạn đang có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Trung cấp chuyên nghiệp thì không thể dạy các cấp bậc tiểu học, THCS cũng như THPT.

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên
Thư Viện Pháp Luật
509 lượt xem
Giảng viên
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giảng dạy chương trình đại học phải có trình độ giáo dục từ thạc sĩ hay từ tiến sĩ trở lên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với giảng viên đại học sử dụng bằng cấp giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên cao cấp hạng 1 có bắt buộc phải có bằng tiến sỹ không? Mức lương giảng viên cao cấp hạng 1 hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được xét thăng hạng lên giảng viên chính hạng 2 cần giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 3 bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thỉnh giảng là gì? Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thỉnh giảng là gì? Khác gì so với giáo viên cơ hữu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên về đấu thầu không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định có bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023 mã số và chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023, nhiệm vụ của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào