Giảng viên giảng dạy chương trình đại học phải có trình độ giáo dục từ thạc sĩ hay từ tiến sĩ trở lên?
Giảng viên đại học có những chức danh nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Luật Giáo dục Đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Điều 54. Giảng viên
[...]
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
[...]
Theo đó, giảng viên đại học có những chức danh sau: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.
Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
Giảng viên giảng dạy chương trình đại học phải có trình độ giáo dục từ thạc sĩ hay từ tiến sĩ trở lên? (Hình từ Internet)
Giảng viên giảng dạy chương trình đại học phải có trình độ giáo dục từ thạc sĩ hay từ tiến sĩ trở lên?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, tùy loại chương trình đại học mà giảng viên giảng dạy phải có trình độ giáo dục từ thạc sĩ hoặc từ tiến sĩ trở lên. Tuy nhiên, riêng trợ giảng thì chỉ cần có trình độ đại học trở lên. Cụ thể như sau:
- Đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học, giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
+ Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên;
+ Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
+ Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;
+ Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.
- Đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ:
+ Giảng viên có trình độ tiến sĩ;
+ Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
+ Có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần của chương trình;
+ Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỷ lệ tối đa 05 học viên trên một người hướng dẫn.
- Đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ:
+ Giảng viên có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư; hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt;
+ Có ít nhất 01 giáo sư (hoặc 02 phó giáo sư) ngành phù hợp và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu;
+ Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối đa 07 nghiên cứu sinh/giáo sư, 05 nghiên cứu sinh/phó giáo sư và 03 nghiên cứu sinh/tiến sĩ.
Phản hồi của giảng viên dạy chương trình đại học là một trong các yếu tố đánh giá chương trình đào tạo đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ như sau:
Điều 19. Đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo
[...]
2. Đánh giá chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này và chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có);
b) Việc đánh giá phải dựa trên kết quả đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đối với mỗi khóa học và phản hồi của các bên liên quan (giới sử dụng lao động, người học, giảng viên, tổ chức nghề nghiệp...). Mỗi chuẩn đầu ra phải được đánh giá tối thiểu hai lần trong chu kỳ đánh giá chương trình đào tạo;
c) Việc đánh giá phải phải làm rõ tính hiệu quả của chương trình đào tạo đang thực hiện (đáp ứng so với chuẩn đầu ra và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy);
d) Việc đánh giá phải đưa ra đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo; kết quả đánh giá, cải tiến phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
[...]
Theo quy định, đánh giá chương trình đào tạo phải dựa trên kết quả đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đối với mỗi khóa học và phản hồi của các bên liên quan (giới sử dụng lao động, người học, giảng viên, tổ chức nghề nghiệp...).
Như vậy, phản hồi của giảng viên dạy chương trình đại học là một trong các yếu tố đánh giá chương trình đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?