Cách để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì?
Cách để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật?
Tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 có quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo quy định hiện nay, để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, bạn cần phải:
[1] Có bằng Thạc sĩ trở lên
Theo đó, để có thể học Thạc sĩ, người dự tuyển trình độ thạc sĩ cần đáp ứng các yêu cầu sau: (tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT)
- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
Xem thêm: Có thể học Thạc sĩ Luật với những ngành nào?
[2] Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Theo quy định tại Mục 2 Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT có quy định đối tượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là người tốt nghiệp đại học trở lên, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.
Thứ nhất, tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ
Trong đó bao gồm:
- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.
- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ
Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ
[3] Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5; khoản 2 Điều 6; khoản 2 Điều 7 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT có quy định Giảng viên cao cấp; Giảng viên chính; Giảng viên đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học
Theo Quyết định 1079/QĐ-BGDĐT năm 2022 có quy định về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Thứ nhất, về đối tượng bồi dưỡng (Mục 1 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BGDĐT năm 2022)
- Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập và đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
- Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Thứ hai, về khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng (Mục 3 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BGDĐT năm 2022)
- Chương trình gồm 11 chuyên đề, được bố cục thành 3 phần;
+ Phần 1: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước (gồm 3 chuyên đề).
+ Phần 2: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên đại học (gồm 8 chuyên đề).
+ Phần 3: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
- Thời gian bồi dưỡng:
+ Tổng thời gian là: 6 tuần x 5 ngày làm việc/tuần x 8 tiết/ngày = 240 tiết.
+ Phân bổ thời gian:
++ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 196 tiết
++ Ôn tập, kiểm tra: 16 tiết
++ Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: 24 tiết
++ Công tác tổ chức lớp (khai giảng, bế giảng): 4 tiết
Lưu ý: Nội dung trên chỉ là những yêu cầu cơ bản để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, tùy vào từng cơ sở giáo dục đại học sẽ có những yêu cầu cụ thể trong quá trình tuyển dụng giảng viên (ví dụ tiêu chuẩn về sức khỏe, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học...)
Cách để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì?
Tại Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học như sau:
- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình nào?
Tại khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định như sau:
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
2. Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Theo đó, hiện nay tại Việt Nam có 02 loại hình cơ sở giáo dục đại học:
Thứ nhất, cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
Thứ hai, cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trong đó, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tin mới nhất về tăng lương hưu 2025?
- Lễ Tạ Ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ Ơn 2024 có những hoạt động gì?
- Từ 09/01/2025, mức hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu?
- Tăng cường lãnh đạo để thống nhất nhận thức của cán bộ đảng viên công chức viên chức và của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản... trích dẫn trên được nêu trong văn bản nào của Đảng?