Làm căn cước công dân có phải điều chỉnh GCN quyền sở hữu, sử dụng tài sản?
Tại Khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định:
"Điều 38. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
...
3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì khi công dân làm mới Căn cước công dân thay thế Chứng minh nhân dân cũ thì các giấy tờ có giá trị pháp lý trước đây có sử dụng thông tin trên Chứng minh nhân dân cũ của công dân vẫn có hiệu lực pháp luật.
Mặt khác, tại Điểm g Khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có quy định:
"Điều 17. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp để trao cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
...
g) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;"
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép được phép đổi tên, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp nếu có nhu cầu.
Điều đó đồng nghĩa, pháp luật hiện hành không bắt buộc người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép được phép đổi tên, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp nếu không có nhu cầu đổi.
Do đó: Đối với trường hợp bạn đi làm mới Căn cước công dân thì không bắt buộc phải đi đính chính lại các thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu không có nhu cầu. Các giấy tờ này vẫn có hiệu lực pháp luật khi bạn đã được cấp Căn cước công dân.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?