Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi hết hiệu lực

Gia đình tôi kinh doanh một quán ăn trên địa bàn quận 5 Tp. HCM, nhưng nay giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực, nên tôi rất mong xin cấp lại, nhưng chưa biết thủ tục ra sao, nên rất mong Ban biên tập hỗ trợ giúp. (*******@gmail.com)

Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định về:

- Hồ sơ cấp lại khi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hiệu lực gồm:

+ Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

- Thủ tục, quy trình cấp lại khi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hiệu lực được quy định như sau:

+ Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.

+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

+ Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở

Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

+ Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu số 03a, Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Mẫu số 03b hoặc gộp cả hai Mẫu số 03a và Mẫu số 03b đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c khoản này. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị;

Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.

+ Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 05a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 05b (đối với cơ sở kinh doanh), Mẫu số 05c (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

** Lưu ý: hiệu lực của cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hiệu lực là 03 năm kể từ ngày cấp lại.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

An toàn thực phẩm
Hỏi đáp mới nhất về An toàn thực phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán thức ăn đường phố không có che đậy ngăn chặn bụi bẩn thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Phẩm màu hóa học là gì? Dùng phẩm màu hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ chế biến thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực phẩm tươi sống là gì? Mẫu hợp đồng cung cấp thực phẩm tươi sống mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là tháng mấy? Chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì? Được thực hiện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là mẫu nào năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn thực phẩm
Thư Viện Pháp Luật
154 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào