Chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Tại Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ như sau:
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Theo quy định này thì có thể thấy nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của công dân nam mà theo đó, nam giới trong độ tuổi từ 18 đến tối đa là 27 tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Đối với nữ, trong thời bình thì nghĩa vụ này chỉ thực hiện trên tinh thần tự nguyện.
Cùng với quy định này thì tại Điều 13 và Điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:
"Điều 13. Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự."
"Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật."
Dựa vào hai quy định này thì có thể thấy công dân nam chuyển giới không thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 còn có quy định như sau:
"Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."
Như vậy, theo quy định này thì sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi có nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch tức thay đổi giới tính của mình trên các giấy tờ, sổ sách. Vì vậy, nam sau khi chuyển giới đã được pháp luật nước ta thừa nhận là có giới tính nữ nên việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với họ chỉ thực hiện trên tình thần tự nguyện bạn nhé.
Trên đây là nội dung trả lời về việc đi nghĩa vụ quân sự đối với người chuyển giới. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?