Trường hợp không có CMND và cũng không có Hộ khẩu

“Sinh năm 1987, không nhà cửa, mẹ lưu lạc rồi mất sớm, không người thân thích nên tôi không có hộ khẩu, không có chứng minh nhân dân (CMND)...” - anh N.H.V., trú tại P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM, cho biết. Anh V. kể: “Mẹ tôi có nhà, có hộ khẩu tại Q.Gò Vấp, TP.HCM. Đầu những năm 1980, mẹ tôi vi phạm pháp luật phải đi cải tạo và bị cắt hộ khẩu. Khi trở về, nhà không còn, hộ khẩu không được nhập lại và phải sống nhiều nơi khác nhau. Trong thời gian đó, mẹ tôi gặp một người đàn ông có chung cảnh ngộ, yêu thương nhau rồi sinh ra tôi. Nhưng gia đình cha tôi không thừa nhận hai mẹ con tôi, nên mẹ con tôi vẫn không nhà, không hộ khẩu. Sau đó, mẹ tôi bị bắt vì buôn bán trái phép chất ma túy, rồi mất khi đang thụ án tù tại trại giam. Trước đó, khi mẹ tôi đang bị giam, tôi đến thăm mẹ. Tuy nhiên, tôi không được vào cổng vì không có CMND, không chứng minh được tôi là thân nhân của mẹ. Đến nay đã gần 30 tuổi, tôi vẫn chưa có được giấy CMND. Tôi không có gì đáp ứng được theo quy định pháp luật để có hộ khẩu, mà không có hộ khẩu thì không thể làm CMND”

 

Cần sửa luật và bỏ hộ khẩu

Từ vụ việc của anh V. và nhiều trường hợp khác có thể thấy các cơ quan làm luật đã không lường trước được các tình huống về người vô gia cư trong xã hội.

Do vậy cần sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp giấy tờ tùy thân cho những người này. Trên thế giới hiện có rất ít quốc gia còn giữ quy định về hộ khẩu, nó đã lạc hậu và gây khó khăn cho cả người dân lẫn cơ quan quản lý.

Vì vậy nên quản lý công dân bằng số định danh công dân ngay từ khi sinh ra, cập nhật liên tục theo thời gian là phù hợp.

Trường hợp đặc biệt

Một lãnh đạo của Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an TP.HCM cho biết đây là một trường hợp đặc biệt.

Theo quy định pháp luật thì anh V. không đủ điều kiện để nhập hộ khẩu tại TP.HCM.

Tuy nhiên, căn cứ vào đơn của anh V., PC64 sẽ báo cáo, xin ý kiến ban giám đốc Công an TP.HCM để tạo điều kiện tốt nhất cho anh V. có được giấy tờ tùy thân.

 

Căn cước công dân
Hỏi đáp mới nhất về Căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí cấp căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi là bao nhiêu? Làm căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi ở nơi tạm trú được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip nhanh chóng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Số thẻ Căn cước mới có giống số thẻ Căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu Luật Căn cước năm 2023 và Dịch vụ Công trực tuyến năm 2024 huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi ở đâu? Chưa đăng ký khai sinh có làm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi có bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BCA về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân được sử dụng đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ba số đầu thẻ Căn cước công dân là nơi sinh hay nơi đăng ký khai sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Căn cước công dân
Thư Viện Pháp Luật
326 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Căn cước công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Căn cước công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào