Quy định giờ chuẩn trong giảng dạy của cán bộ, giảng viên chuyên trách tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Xin chào Ban biên tập!Tôi là giảng viên tại trường Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Bình Thạnh, tôi có thắc mắc như sau: Giờ chuẩn trong giảng dạy của cán bộ, giảng viên chuyên trách tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định như thế nào? Và các vấn đề khác như dạy thêm giờ thì được trả lương như thế nào, những đối tượng nào thì được giảm định mức giờ dạy, cách quy đổi giờ giảng dạy? Hy vọng Ban biên tập có thể phản hồi sớm nhất những thắc mắc của tôi. Xin chân thành cảm ơn Ban biên tập. Nguyễn Thu Hà (01673***)

Giờ chuẩn trong giảng dạy của cán bộ, giảng viên chuyên trách tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 7 Quy chế Giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 1853/QĐ-BTGTW năm 2010 như sau:

1. Quy định về số giờ giảng dạy tối thiểu hàng năm:

- Đối với giám đốc Trung tâm: Giảng dạy 40 giờ chuẩn, trong đó có 30 giờ giảng bài.

- Đối với phó Giám đốc Trung tâm: Giảng dạy 60 giờ chuẩn, trong đó có 40 giờ giảng bài.

- Đối với giảng viên chuyên trách của Trung tâm: Giảng dạy 120 giờ chuẩn, trong đó có 90 giờ giảng bài. (Nếu kiêm nhiệm công tác giáo vụ, hoặc văn phòng, giảng dạy 90 giờ chuẩn, trong đó có 45 giờ giảng bài).

- Cán bộ, giảng viên chuyên trách của Trung tâm giảng dạy vượt số giờ chuẩn quy định trên đây, được hưởng chế đô vượt giờ theo các quy định hiện hành.

2. Đối tượng áp dụng định mức giờ chuẩn: lãnh đạo và giảng viên chuyên trách của Trung tâm.

3. Đối tượng được giảm định mức giờ chuẩn: Nữ cán bộ, giảng viên có con nhỏ dưới 36 tháng được giảm 10% định mức giờ chuẩn.

4. Chi trả thù lao vượt giờ: theo quy định hiện hành (Thông tư 51/2008/TT-BCT, ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch sổ 50/2008/ TTLT/BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/09/2008 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và các quy định khác có liên quan).

5. Cách tính quy đổi ra giờ chuẩn:

a) Giảng dạy, phụ trách lớp:

- 1 tiết lên lớp tính 1 giờ chuẩn (01 buổi giảng tính 5 tiết).

- Giảng dạy lớp đông có nhiều học viên:

+ Dưới 70 học viên tính hệ số 1.

+ Từ 70 học viên trở lên, cứ thêm 10 học viên được cộng thêm hệ số 0,1.

+ Trên 120 học viên, được tính nhân hệ số 2.

- Phụ trách lớp được tính giờ chuẩn theo cách: 1 giờ chuẩn cho 1 lớp học có thời gian học từ 50 tiết trở xuống. Đối với lớp học có thời gian học kéo dài trên 50 tiết, cứ thêm 5 tiết được tính cộng thêm 0,1 giờ chuẩn.

b) Hướng dẫn thảo luận, ôn tập, tổng kết:

- Chủ trì thảo luận, xê-mi-na, giải đáp thắc mắc: 1 tiết được tính 1 giờ chuẩn.

- Tổng kết, giải đáp môn học, hướng dẫn ôn tập trên lớp: 1 tiết được tính 1 giờ chuẩn.

c) Ra đề thi, kiểm tra (gồm đề, đáp án và thang điểm) và coi thi:

- Ra đề kiểm tra: tính 1 giờ chuẩn cho 1 đề, kèm theo đáp án và thang điểm.

- Ra đề thi: tính 1,5 giờ chuẩn cho 1 đề, kèm theo đáp án và thang điểm.

d) Coi thi:

- Mỗi phòng thi viết bố trí 2 người; buổi thi 120 phút được tính 1 giờ chuẩn cho mỗi người coi thi.

- Tham gia Hội đồng coi thi nhưng không trực tiếp coi thi được tính 1 giờ chuẩn cho 1 buổi.

đ) Chấm bài kiểm tra và thi:

- Chấm 10 bài kiểm tra được tính 1 giờ chuẩn.

- Chấm 6 bài thi được tính l giờ chuẩn.

- Hỏi thi vấn đáp l buổi được tính 2 giờ chuẩn.

- Tham gia Hội đồng chấm thi nhưng không trực tiếp chấm bài được tính 1 giờ chuẩn cho 1 buổi.

e) Hướng dẫn tham quan thực tế: Một ngày được tính 3 giờ chuẩn.

Trên đây là nội dung quy định về giờ chuẩn trong giảng dạy của cán bộ, giảng viên chuyên trách tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1853/QĐ-BTGTW năm 2010.

Trân trọng!

Giảng viên
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên giảng dạy chương trình đại học phải có trình độ giáo dục từ thạc sĩ hay từ tiến sĩ trở lên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với giảng viên đại học sử dụng bằng cấp giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên cao cấp hạng 1 có bắt buộc phải có bằng tiến sỹ không? Mức lương giảng viên cao cấp hạng 1 hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được xét thăng hạng lên giảng viên chính hạng 2 cần giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 3 bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thỉnh giảng là gì? Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thỉnh giảng là gì? Khác gì so với giáo viên cơ hữu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên về đấu thầu không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định có bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023 mã số và chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023, nhiệm vụ của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên
Thư Viện Pháp Luật
1,988 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào