Hành vi nào bị nghiêm cấm khi cán bộ, chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ tại mục tiêu?

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi cán bộ, chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ tại mục tiêu? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Văn Nam là nhân viên ngân hàng ở Quận 2, Tp. HCM. Ở ngân hàng nơi tôi làm việc, thỉnh thoảng có vận chuyển số tiền lớn đến các điểm giao dịch, do đó cần có sự phối hợp hỗ trợ từ các chiến sĩ Công an. Vì đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về lực lượng cảnh sát bảo vệ mục tiêu, nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm, nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Hành vi nào bị nghiêm cấm khi cán bộ, chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ tại mục tiêu? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)

Căn cứ quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư 01/2011/TT-BCA Quy định về hoạt động vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu của lực lượng Cảnh sát bảo vệ do Bộ Công an ban hành, nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ Công an thực hiện các hành vi sau đây trong khi làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ tại mục tiêu::

a) Tiết lộ bí mật của ngành, bí mật về công việc, nhiệm vụ được giao;

b) Nói chuyện với người không có nhiệm vụ;

c) Hách dịch, gây khó khăn cho khách đến liên hệ công tác;

d) Đeo kính đen, ngủ gật, vào hàng quán, uống rượu, bia, hút thuốc lá, làm việc riêng;

đ) Bỏ vị trí, đi quá phạm vi quy định của vọng gác, phạm vi tuần tra, đốc gác đã được phân công;

e) Tự ý xem hồ sơ, tài liệu của cơ quan có mục tiêu bảo vệ;

g) Vào trong mục tiêu là trụ sở Đại sứ quán, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan đại diện các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền;

h) Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu để làm những việc trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành, của đơn vị;

i) Các hành vi vi phạm khác liên quan đến công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.

Trên đây là nội dung tư vấn về hành vi bị nghiêm cấm khi cán bộ, chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 01/2011/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Cán bộ
Hỏi đáp mới nhất về Cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp của chức vụ lãnh đạo cấp xã sau ngày 01/07/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ địa chính là gì? Tiêu chuẩn đối với công chức địa chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp xã sáp nhập đang dôi dư cán bộ có được phép điều động cán bộ từ xã khác về không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức mới nhất 2024 và cách điền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định phân loại sức khỏe cán bộ theo Bộ Y tế mới nhất 2024? Cán bộ được khám sức khỏe mấy lần trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các lĩnh vực nào người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, hoạt động sau khi thôi giữ chức vụ trong Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức viên chức mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cán bộ
Thư Viện Pháp Luật
311 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cán bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào