Tạm đình chỉ công việc của người lao động theo Bộ Luật Lao động 1994
Theo quy định tại Điều 92 Bộ Luật Lao động 1994 thì tạm đình chỉ công việc của người lao động được quy định cụ thể như sau:
1- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2- Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá ba tháng. Trong thời gian đó, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.
3- Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
4- Nếu người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương và phụ cấp lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc.
Trên đây là nội dung tư vấn về tạm đình chỉ công việc của người lao động theo Bộ Luật Lao động 1994. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Lao động 1994.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Xin vía Thần Tài là gì? Tại sao gọi là ngày Vía Thần Tài? NLĐ có được nghỉ hưởng lương ngày Vía Thần tài không?
- Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện theo các bước như thế nào?