Nguyên tắc, đối tượng và phạm vi kiểm tra việc ban hành văn bản theo quy chế của Bộ giáo dục được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, đối tượng và phạm vi kiểm tra việc ban hành văn bản theo quy chế của Bộ giáo dục được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 20 Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017 về Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
- Nguyên tắc kiểm tra
+ Kiểm tra được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch, đồng thời phải có sự phối hợp để tránh chồng chéo.
+ Kiểm tra phải đảm bảo dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.
+ Kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải xử lý thỏa đáng.
- Phạm vi và đối tượng kiểm tra
+ Phạm vi kiểm tra: kiểm tra việc thi hành các văn bản của cấp trên và của Bộ ban hành.
+ Đối tượng kiểm tra: các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
+ Việc kiểm tra đối với các Bộ, ngành khác, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc ban hành và thi hành các văn bản có liên quan đến giáo dục và đào tạo được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về Nguyên tắc, đối tượng và phạm vi kiểm tra việc ban hành văn bản theo quy chế của Bộ giáo dục. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem thêm tại Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?
- Khi mới ra đời Quân đội Nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người?
- Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 hiện nay?