Chế độ thai sản của quân nhân nữ mang thai hộ
Chế độ thai sản của lao động nữ là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân mang thai hộ được quy định tại Điều 5 Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân như sau:
Chế độ thai sản của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này khi mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:
1. Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, nữ làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là lao động nữ) mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc lao động nữ mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai nhi không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh mà có đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi đứa trẻ bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh;
b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kể từ ngày nghỉ việc trước khi sinh cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời Điểm giao đứa trẻ hoặc thời Điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời Điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời Điểm ghi trong văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
c) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc Điểm b Khoản này, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh.
4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
7. Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh và có đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại Điểm a, b Khoản 3 và Khoản 5 Điều này; thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là nội dung quy định về chế độ thai sản của lao động nữ là quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân mang thai hộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 33/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?