Trong hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thế nào?
- Trong hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thế nào?
- Ban Chấp hành Công đoàn có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại cơ quan, đơn vị?
- Những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Trong hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thế nào?
Tại khoản 1 Điều 63 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân như sau:
Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị; báo cáo kết quả công tác hằng năm và mục tiêu, phương hướng công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;
b) Trực tiếp đối thoại, cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân;
c) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;
d) Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;
đ) Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định hiện hành, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Trực tiếp đối thoại, cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu;
Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra; thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại; Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Trong hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thế nào? (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành Công đoàn có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại cơ quan, đơn vị?
Tại khoản 2 Điều 63 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn tại cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân như sau:
2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:
a) Giới thiệu nhân sự để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; tổ chức cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;
b) Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết;
c) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;
d) Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
đ) Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân;
e) Thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Theo đó, Ban Chấp hành Công đoàn có trách nhiệm giới thiệu nhân sự để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân;
Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác;
Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động; ...
Những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Tại Điều 64 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
Những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai
1. Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong nội bộ doanh nghiệp các nội dung sau đây:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp đã ký kết, tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết kiến nghị, phản ánh liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động;
g) Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
h) Các nội dung khác về thông tin tài chính, quản lý tài sản công, về công tác cán bộ theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.
2. Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước công khai các thông tin về việc bảo đảm đạo đức, văn hóa kinh doanh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trên đây là những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
* Lưu ý: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo thưởng tết Nguyên đán dành cho doanh nghiệp mới nhất 2025?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ 5 Thông tư về cấp Sổ đỏ từ ngày 01/01/2025?
- Thành phố Huế có bao nhiêu huyện, thị xã và quận?
- Được miễn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 trong trường hợp nào?
- Điện năng lượng tái tạo là gì? Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới từ 01/02/2025?