Trách nhiệm và quyền của chủ thể kiểm tra giám sát việc kê khai tài sản đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
Theo quy định tại Điều 7 Quy định 85-QĐ/TW năm 2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1 - Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch, quyết định kiểm tra việc kê khai tài sản.
2- Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, báo cáo, giải trình về việc kê khai tài sản, biến động tài sản và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.
3- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản, thu nhập của cán bộ được kiểm tra.
4- Xác minh, kết luận về sự trung thực, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời của việc kê khai tài sản và biến động tài sản phải kê khai; tính xác thực, hợp pháp về nguồn gốc của tài sản tăng thêm.
5- Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý các hành vi vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ theo quy định.
6- Thực hiện trách nhiệm và quyền của chủ thể kiểm tra theo quy định của Đảng.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm và quyền của chủ thể kiểm tra giám sát việc kê khai tài sản đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 85-QĐ/TW năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?