Nội dung chi, mức chi Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?

Nội dung chi, mức chi Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh được thực hiện như thế nào? Xin chào Quỹ Ban biên tập, tôi là Lê Ngọc Thảo, công chức phòng Tài chính Kế hoạc của Quận, đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc quản lý và sử dụng quỹ phòng, chống tội phạm, nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là nội dung chi, mức chi Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Nội dung chi, mức chi Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 168/2013/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện Quyết định 47/2012/QĐ-TTg thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:

2. Đối với Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh:

a) Hỗ trợ các đơn vị trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy trên địa bàn mua sắm trang, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ trực tiếp công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy. Nội dung và mức hỗ trợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức và thực trạng về biên chế, trang bị của đơn vị trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy cấp tỉnh để quyết định.

Việc mua sắm các loại trang, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ từ nguồn Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành của nhà nước về mua sắm và đấu thầu mua sắm tài sản nhà nước.

b) Hỗ trợ một lần cho thân nhân người đã hy sinh (gồm vợ hoặc chồng, cha, mẹ ruột, con ruột, con nuôi hợp pháp, người có công nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật), người bị thương tật, ốm đau do trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy. Mức hỗ trợ tối đa bằng 10 (mười) tháng mức tiền lương cơ sở, áp dụng đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp.

c) Hỗ trợ công tác phá bỏ và thay thế cây có chứa chất ma túy trên địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền, bao gồm:

- Hỗ trợ các lực lượng trực tiếp tham gia phá bỏ cây có chứa chất ma túy mọc hoang hoặc trồng trái phép: mức hỗ trợ căn cứ số người, số ngày công thực tế tham gia, cơ quan chủ trì việc phá bỏ cây có chứa chất ma túy mọc hoang hoặc trồng trái phép thực hiện hỗ trợ đối với những người không hưởng lương từ Ngân sách nhà nước: mức hỗ trợ tối đa 250.000 đồng/ngày/người; những người hưởng lương từ Ngân sách nhà nước: mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Để tránh chi trùng lặp, cơ quan chủ trì việc phá bỏ cây có chứa chất ma túy thông báo bằng văn bản (trong giấy mời, triệu tập) cho cơ quan, đơn vị cử người tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy không phải chi trả khoản chi này.

- Hỗ trợ việc thay thế cây có chứa chất ma túy: mức hỗ trợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ thực tế từng địa bàn, diện tích trồng thay thế tại địa phương và khả năng của Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh để quyết định.

d) Hỗ trợ hoạt động của các chiến dịch tuyên truyền phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy trên địa bàn, bao gồm: biên tập, phát hành, viết bài tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; tổ chức họp dân, thành lập tổ tuyên truyền viên cùng với già làng, trưởng bản đến từng hộ gia đình kêu gọi, vận động người thân là tội phạm bị truy nã ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, vận động, tuyên truyền con, cháu, dòng họ không vi phạm pháp luật, không tham gia các đường dây vận chuyển, mua bán và tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy trên các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và ma túy. Nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tính chất, quy mô, phạm vi, mức độ thực hiện của các chiến dịch, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành và khả năng của Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh để quyết định.

đ) Hỗ trợ việc thưởng bằng tiền cho cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy phải đảm bảo thành tích đến đâu hỗ trợ thưởng đến đó; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị hỗ trợ thưởng bằng tiền với mức cao hơn; hỗ trợ thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.

Cơ quan quản lý cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy là cơ quan đầu mối lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ thưởng bằng tiền đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

- Mức hỗ trợ thưởng bằng tiền cụ thể cho từng tập thể, cá nhân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tối đa đối với cá nhân là 3.000.000 đồng/người/lần khen thưởng và đối với tập thể là 15.000.000 đồng/tập thể/lần khen thưởng.

e) Hỗ trợ đền bù, trợ cấp thiệt hại theo quyết định của cấp có thẩm quyền thuộc địa phương cho các đối tượng trực tiếp tham gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thực hiện theo mức quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-BCA-BTC-BLĐTBXH-BQP ngày 06/6/2005 của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định 103/2002/NĐ-CP ngày 17/12/2002 của Chính phủ quy định chế độ đền bù, trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản.

Trên đây là nội dung về việc thực hiện nội dung chi, mức chi Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 168/2013/TTLT-BTC-BCA.

Trân trọng!

Tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể của tội phạm là gì? Ví dụ về chủ thể của tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội phạm theo quy định của hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không​? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh chết thì phải giải quyết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù được phép vay vốn tối đa bao nhiêu để đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đi tù có được làm căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nên làm gì khi gặp kẻ tình nghi bị truy nã? Bắt người bị truy nã có phải là biện pháp ngăn chặn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tội phạm có tổ chức và phạm tội có tổ chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
325 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào