Việc giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu được tiến hành ra sao?

Việc tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang công tác trong đơn vị quân đội tại Lào Cai. Trong quá trình làm việc, tôi có tìm hiểu thêm thông tin về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ trong quân đội trong thời gian nghỉ hưu. Qua một vài tài liệu, tôi được biết, Nhà nước ta hiện nay có quy định chế độ chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng công tác trong quân đội khi về hưu, trong đó có chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo. Cho tôi hỏi, hiện nay, việc giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ này được tiến hành ra sao? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Quốc Duy (duy***@gmail.com)

Ngày 15/8/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 158/2011/TT-BQP thực hiện chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu. Thông tư này quy định một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc về tinh thần, vật chất đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu.

Theo đó, việc tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 158/2011/TT-BQP. Cụ thể như sau:

a) Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y; ủy viên thường trực là Trưởng Ban Chính sách; ủy viên - thư ký là bác sỹ trợ lý quân y; ủy viên khác là Trưởng Ban Cán bộ; Trưởng Ban Quân lực. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quy định cấp Trưởng phòng tương ứng nêu trên.

b) Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức giám định thông qua hồ sơ hoặc giám định trực tiếp khám bệnh nhân (trường hợp không có hồ sơ):

Giám định thông qua hồ sơ: Phải căn cứ bản sao bệnh án, các xét nghiệm liên quan của bệnh viện dân y từ tuyến quận, huyện hoặc các bệnh viện Quân đội nơi đối tượng đã điều trị; xem xét kỹ nội dung khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên môn trong bản sao bệnh án để đối chiếu và kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1- Danh mục bệnh hiểm nghèo” ban hành kèm theo Thông tư này để kết luận.

Giám định trực tiếp: Khi không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện, Hội đồng khám giám định trực tiếp tại gia đình hoặc các cơ sở y tế bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết; kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1 - Danh mục các bệnh hiểm nghèo” để kết luận.

Chủ tịch Hội đồng và các thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết luận giám định. Trường hợp không thống nhất được kết luận thì chuyển hồ sơ lên Hội đồng giám định y khoa cấp quân khu.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo để hưởng chế độ chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 158/2011/TT-BQP.

Trân trọng!

Cán bộ
Hỏi đáp mới nhất về Cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp của chức vụ lãnh đạo cấp xã sau ngày 01/07/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ địa chính là gì? Tiêu chuẩn đối với công chức địa chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp xã sáp nhập đang dôi dư cán bộ có được phép điều động cán bộ từ xã khác về không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức mới nhất 2024 và cách điền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định phân loại sức khỏe cán bộ theo Bộ Y tế mới nhất 2024? Cán bộ được khám sức khỏe mấy lần trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các lĩnh vực nào người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, hoạt động sau khi thôi giữ chức vụ trong Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu bản tự nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức viên chức mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cán bộ
Thư Viện Pháp Luật
357 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cán bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào