Việc rút ngắn, kéo dài thời gian học tập để lấy văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đối với lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 25/02/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Quy chế này quy định công tác quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, bao gồm: điều kiện, trình tự tiếp nhận lưu học sinh; đào tạo và quản lý lưu học sinh; quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh; tiếp nhận đào tạo và phục vụ lưu học sinh.
Theo đó, việc rút ngắn, kéo dài thời gian học tập để lấy văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đối với lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
a) Lưu học sinh được rút ngắn thời gian đào tạo nhưng phải hoàn thành nội dung của chương trình đào tạo theo quy định hiện hành;
b) Lưu học sinh Hiệp định không được tự ý kéo dài thời hạn học tập, nghiên cứu; trường hợp cần kéo dài thời hạn để hoàn thành chương trình đào tạo, bao gồm cả thời gian học dự bị thì phải báo cáo phía gửi đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi lưu học sinh đang học tập để có ý kiến đề nghị và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý bằng văn bản;
c) Đối với lưu học sinh học bổng khác và lưu học sinh tự túc, việc kéo dài thời gian học tập thực hiện theo thỏa thuận với cơ sở giáo dục nơi lưu học sinh đang học tập.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc rút ngắn, kéo dài thời gian học tập để lấy văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đối với lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?