Phân công cán bộ trực tiếp phụ trách công tác dân vận như thế nào?
Việc phân công cán bộ trực tiếp phụ trách công tác dân vận được quy định từ Điều 24 đến Điều 30 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ban hành kèm theo Quyết định 290-QĐ/TW năm 2010 của Bộ Chính trị như sau:
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công một đồng chí phụ trách công tác dân vận của Đảng và Khối các cơ quan dân vận trong hệ thống chính trị.
- Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác dân vận.
- Các tỉnh, thành ủy, huyện, thị ủy và tương đương phân công một đồng chí ủy viên ban thường vụ phụ trách công tác dân vận và trực tiếp làm trưởng ban dân vận. Cấp ủy cơ sở (xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp) phân công một đồng chí phó bí thư phụ trách công tác dân vận.
- Chính quyền các cấp phân công đồng chí chủ tịch uỷ ban nhân dân phụ trách công tác dân vận của chính quyền và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về quy chế dân chủ ở cơ sở. Các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền các cấp phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác dân vận.
- Trách nhiệm và quyền hạn của cấp ủy viên, thành viên các cơ quan, tổ chức được phân công phụ trách công tác dân vận:
+ Chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức, cơ quan, đơn vị về công tác dân vận.
+ Xây dựng chương trình công tác, có chế độ định kỳ sinh hoạt, tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân của ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương được phân công phụ trách ít nhất mỗi quý một lần; thường xuyên lắng nghe ý kiến của cấp dưới, mặt trận và các đoàn thể, của đảng viên và nhân dân; thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức về công tác dân vận.
+ Được mời tham dự các lớp tập huấn về công tác dân vận do ban dân vận cấp ủy tổ chức; được ban dân vận cấp ủy, mặt trận và các đoàn thể nhân dân cung cấp các tài liệu, thông tin, báo cáo về công tác dân vận.
- Mỗi đảng viên phải thực hiện tốt nhiệm vụ công tác quần chúng theo điểm 3, Điều 2 Điều lệ Đảng; định kỳ hằng tháng báo cáo với chi ủy, chi bộ về tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân dân nơi cư trú và nơi làm việc.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, cán bộ của hệ thống dân vận các cấp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
+ Ban tổ chức chủ trì, phối hợp thống nhất với ban dân vận của cấp ủy cùng cấp trong việc tham mưu với cấp ủy về công tác tổ chức, cán bộ của hệ thống dân vận phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn.
+ Cán bộ làm công tác dân vận chuyên trách, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp, ngoài tiêu chuẩn chung phải được đào tạo, am hiểu và có kỹ năng làm công tác vận động quần chúng, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và tác phong quần chúng.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc phân công cán bộ trực tiếp phụ trách công tác dân vận. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 290-QĐ/TW năm 2010.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?